A Di Đà Phật! Kính chào quý khách ghé thăm 

 

 

Lời Dẫn Nhập

 

Cổ nhân di Pháp Bảo
Kim nhân tiếp tư lương

Người xưa truyền Pháp Bảo

Người nay nhận suy tư

Chương 3

Âm

Nghĩa

Luận

Nhẫn Diệu

 

Nhãn nhục bình an

Tham sân chướng đạo.

Diệu Kỳ Của Nhẫn

 

Bình an nhờ nhẫn nhịn

Chướng đạo bởi tham sân.

Chữ nhẫn là mức đo lường năng lực kềm chế nội tâm của con người. Chư Phật, Tổ, Vĩ nhân đều từ chữ nhẫn mà thành tựu. Còn phàm nhân, quen sống heo lối buông thả, vội vã, hấp tấp, nôn nóng v.v... theo sức năng của tánh chúng sanh, nên thường hay đưa cuộc đời mình đến thãm họa khổ đau. Là người con Phật, luôn ngưỡng vọng sự giải thoát của tiền nhân, hãy cố gắng học hỏi tư duy chân lý mà thực hành hạnh nhẫn nhịn.

Cần Thận

 

Cần vi vô giá bảo

Thận thị hộ thân phù.

Cần Thận

 

Cần cù vô giá báu nhà

Dè dặt cẩn thận hộ ta an lành.

Là chúng sanh ai cũng có sức năng sẳn phát triển là dễ đi vào hướng xấu, gọi là buông lung. Còn quay ngược lại, luôn đề khởi hướng tốt, gọi là tinh tấn, siêng năng, nhẫn chí, kiên tâm, cẩn thận, dè dặt là đức tính tốt, là của báu nội tâm. Muốn được sống an lành, giải thoát như chư Tổ, người con Phật cần phải phát triển của báu nội tâm sẳn có nầy.

Luân Hồi

 

Lục đạo luân hồi

Si mê thị khổ.

Luân Hồi

 

Vòng quanh sáu nẻo

Khổ bởi mê mờ.

Tái sanh luôn hồi, quay vòng là con đường chuyển động của chúng sanh. Tuy nhiên, nếu sa vào con đường khổ đau của tam ác đạo thì Phật day: Nhơn thân nan đắc. Biết là khổ, muốn thoát khổ phải biết nguyên do. Không biết nguyên do mà hay xử lý theo bản tánh mê mờ cố hữu thì thường hay đưa cuộc đời đến khổ đau. Tư duy rõ nguyên do, xử lý theo đúng nhân quả thì mê mờ giải trừ, trí giác xuất hiện, đó là hướng đến giải thoát an vui.

Thi Ân

 

Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên

Thiên thượng thế gian, thi ân đệ nhất

Làm Ơn

 

Muôn kinh ngàn tích, hiếu nghĩa làm đầu

Sống giữa thế gian, làm ơn là nhứt

Báo-Hiếu ngoài ý muốn đền đáp công ơn cha mẹ, còn xứng lý nhân quả là sau này con cái sẽ báo hiếu lại cho mình. Giúp người cũng vậy, ngoài lòng vị tha giúp người, sau này tương xứng trở lại cũng được người giúp khi ta cần. Thế nên Phật mới tán thán hạnh báo hiếu làm đầu trăm hạnh, lòng vị tha là hạnh tốt và an lành nhứt trong nhân gian.

Đạo Đức

 

Đạo thị yếu hành

Bất hành tắc yếu đạo hà dụng?

Đức thị yếu tu

Bất tu tắc đức tòng hà lai?

Đạo và Đức

 

Đạo phải thực hành

Không hành sao thành được đạo

Đức do tu tập

Không tu công đức nào nên.

Đạo là đường ngay, lẽ phải, lý chánh nằm ở trong tâm thức, phải thể hiện ra bằng hành động, ngôn ngữ mới biết được sự được đạo của mình. Đức là năng lực tinh thần kềm chế những sức năng xấu, cố hữu của tánh chúng sanh, để chuyển xấu thành tốt và luyện thành năng lực để nhiếp hóa chế phục người khác.

Ân Thù

 

Ân nghĩ quảng thí

Nhân hà xứ bất tương phùng

Thù oan mạc kết

Lộ phòng hiểm xứ nan hồi tị.

Ơn và Thù

 

Rộng làm ơn nghĩa

Nơi nơi gặp gỡ thảy vui tươi

Thù oán chớ gây

Chổ hiểm đụng đầu e khó tránh.

Sống trong cuộc đời, ai cũng muốn mình luôn bình an, được mọi ngưòi thương yêu và giúp đỡ. Ai cũng sợ gây thù chuốc oán với người khác và sự trả thù không biết đâu mà tránh. Muốn vậy thì cứ đúng theo lý nhân quả, tạo nhân tốt làm ơn với mọi người và đừng gây nhân xấu. Như thế theo luật luân hồi những gì mình đem đến cho người thì nhất định sẽ quay lại mình.

Chánh Tâm

 

Trừng tâm thanh tịnh khả dĩ an thần

Sàm khẩu đa ngôn tự vong kỷ hại.

Lòng Ngay Thẳng

 

Giữ lòng ngay thẳng bình vững tinh thần

Tị hèm gièm pha tự làm mất mạng.

Tâm hồn luôn náo động vì không tự chủ. Không tự chủ vì không nắm được nguyên do sự việc nên dễ lao theo sức điều khiển của bản năng chúng sanh, thành ra đua cuộc đời đến chổ thảm não. Tiếp nhận lời Phật dạy để xác định chân lý sự việc qua nhâm quả, luân hồi, nghiệp báo v.v... và luyện năng lực tinh thần để kiên nhẫn bình tâm xử sự thì họa hại tránh xa, bình an sẽ đến vậy.

Thiện Ác

 

Nhất nhật hành thiện họa tự viễn ly

Nhất nhật hành ác phúc vi viễn hĩ.

Thiện Ác

 

Một ngày làm lành họa tự lìa xa

Một ngày làm ác phước liền giảm mất.

Lành dữ phước họa đều xuất phát từ nội tâm. Bởi thế muốn thoát họa được phước hãy chuyển tu sửa từ nội tâm. Tuy nhiên, từ nội tâm sẳn có một sức năng mạnh để khiến chúng ta lao vào con đường ác. Bởi thế phải tiếp nhận lời Tổ dạy để khởi hướng và lyuện năng lực tinh thần kiên tâm nhẫn chí thì kết quả an lành mới được như ý ta mong muốn.

Tu Hành

 

Chung nhật sổ tha bảo

Tự vô bán tiền phần

Học pháp bất tu hành

Tỉ quá diệc như thị.

Tu Hành

 

Suốt ngày đếm tiền người

Tự mình không một xu

Học pháp chẳng tu hành

Lỗi lầm cũng như vậy.

Học là bắt chước cái tốt của tiền nhân rồi quay lại sửa mình. Nếu học hiểu mà không thực hành, Phật dạy giống như nấu cát mà muốn thành cơm, thì không bao giờ có được. Học mà chẳng tu, giống như tủ đựng sách, bản thân tủ không được lợi ít gì.

Tri Kỷ

 

Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu

Thoại bất đầu cơ bán cú đa.

Biết Nhau

 

Rượu gặp tri ân ngàn chén ít

Chuyện không hợp ý nữa câu nhiều.

Gọi là tri âm tri kỷ phải hợp ý nhau thì mới tưong ưng được. Đường về bến giác không phải chỉ có một vì còn tùy theo nghiệp duyên mê mờ của mỗi người, vào biển mê đường nào thì phải trở ra bằng đường ấy. Nếu không hợp sự ngộ lý, thì đừng cãi lý nhau mà cùng khởi tâm loạn. Ai ngộ sao thì cứ theo lý ngộ mà hành, đường về tuy có khác nhưng cũng đồng chung là bến giác.

Tâm Giám

 

Giám minh giả trần ai bất ố

Thần thanh giả thị dục bất giao.

Gương Lòng

 

Tấm gương sáng, bụi không làm dơ được

Tinh thần trong tham muốn chẳng dính vào.

Bản chất của mặt gương là sáng và hiển chiếu. Sở dĩ bị bụi bám không soi gương được vì không lau bụi. Tuy bụi bám, nhưng cái sáng của gương vẫn không mất. Tâm thể ta cũng thế, mê mờ dấy niệm, trí giác bị ngăn che bởi tham, sân, si, nhưng tâm thức vẩn an nhiên tịch tịnh. Vì thế, khi hóa giải mê mờ thì trí giác liền hiển bày, của báu có sẳn phát khởi. Đây là giai đoạ chứng vô chứng chứng.

Phiền Não

 

Thị phi chỉ vị đa khai khẩu

Phiền não giai nhân tốc xuất đầu.

Chướng Phiền

 

Gây chuyện thị phi vì nhiều nói

Tạo bao phiền não bởi không suy.

Phải trái trong đời phần đông diễn đạt bằng lời nói. Nếu nói nhiều, nói càng thì hay vướng vào việc trái việc tà. Tuy nhiên, sức năng điều khiển lời nói phát xuất là do tâm rối loạn yếu đuối, náo động, không suy tư mà thành ra tạo bao phiền não cho đời mình. Vậy muốn an bình hãy nhắm ngay gốc là ý. Ý vọng khởi khiến tâm mê mờ. Dừng ý vọng hòa hợp cùng tâm an nhiên thì an lành sẽ đến.

Ngôn Ngữ

 

Ngôn bất trúng lý, bất như bất ngôn

Nhất ngôn bất trúng thiên ngôn vô dụng.

Lời Nói

 

Nói không đúng lý thà đừng nói

Sai sót một lời bỏ vạn lời.

Lời nói là căn có bổn phận diển đạt sự thầm kín của tâm hồn. Tuy nhiên, nếu áp dụng pháp tu kềm ngoài chuyển trong thì từ tâm ý cũng thuần lại. Nhưng nếu áp dụng pháp nầy thì cần phải có ý chí, nghị lực kiên cố mới kềm và chuyển lời nói, từ nông nỗi sang bình hòa thì sự tu tập mới có kết quả. Người xưa dạy: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

Minh Định

 

Kinh mục chi sự khủng vị chân

Bối hậu chi ngôn bất thâm tín.

Hiểu Rõ

 

Việc qua trước mắt còn chưa thật

Lời nói sau lưng chớ dễ tin.

Việc xảy ra trước mắt không làm sao minh định tốt xấu được với những tâm hồn nông nỗi, náo động và yếu đuối. Biết như vậy để ta khoan khởi tâm tưởng theo rồi phát ra ngôn ngữ hành động sai lầm đáng tiếc. Trước mắt đã như vậy, thì những việc sau lưng làm sao xác quyết được mà để tâm vương vấn buồn phiền. Hãy chuyển đổi nhà tâm mình sáng trước, rồi hiển bày trí giác soi thấu mọi việc thì mới đoạt được sự an lành trong cuộc đời nầy.