A Di Đà Phật! Kính chào quý khách ghé thăm



   

 
LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN GIỚI THIỆU

 


PHẦN TỔNG LUẬN

PHẦN PHỤ LỤC



 

Phẩm DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ

Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự là thuật lại những công hạnh tu hành cách đây vô lượng vô biên A-tăng-kỳ hằng sa kiếp của vua Diệu Trang Nghiêm ở vào thời Phật Vân  Lôi Âm.

Chủ đích của phẩm này là phá thức uẩn, là uẩn cuối cùng của ngũ uẩn. Chủ yếu của phẩm Đà-la-ni là phá cho được hành uẩn nên Bồ Tát qua được Thất địa và Bát địa. Đến phẩm này tiếp tục phá thức uẩn là qua được Cửu địa và Thập địa Bồ Tát. Sau đó lên Đẳng giác Diệu giác rồi thành Phật.

Lúc bấy giờ, Phật bảo đại chúng:

-Thuở xưa, cách đây vô lượng vô biên kiếp, có đức Phật hiệu Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí, tại nước Quang Minh Trang Nghiêm, kiếp tên là Hỉ Kiến.

Tại Pháp hội của đức Phật đó, có một nhà vua tên là Diệu Trang Nghiêm, phu nhân tên là Tịnh Đức và hai con tên là Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn.

Hai người con có sức thần thông lớn, có phước đức và trí tuệ, từ lâu tu tập 10 pháp ba-la-mật, rành cả 37 phẩm trợ đạo, lại các môn tam muội của Bồ-tát như: Nhật-tinh-tú, Tịnh-quang, Tịnh-sắc, Tịnh-chiếu, Trường-trang-ngiêm, Đại-oai-đức.

Lúc đó, vì muốn dẫn đường cho vua Diệu Trang Nghiêm và cũng vì lòng thương chúng sanh, Phật Vân Lôi Âm nói kinh Pháp Hoa này.

Hai vị Hoàng tử có sức thần thông lớn, nhưng thế nào là thần thông? Thần có nghĩa bất tư nghì, việc làm mà người thường không thể làm được. Thông có nghĩa là vô ngại, thông suốt tức là không còn ngăn ngại. Khi tai nghe những âm thanh, tiếng nói không hài lòng khiến tâm bực bội, khó chịu. Ngược lại nghe những lời bùi tai thì say đắm. Thí dụ như vợ chồng, con cái bất ổn, thường hay cải vã, lời qua tiếng lại cũng vì tư tưởng khác đồng chuyển qua lời nói làm cho người nghe chịu không nổi, đâm ra bực tức, rồi sinh ra chửi bới, đánh đấm…cuối cùng dẫn nhau ra tòa ly dị…hoặc vào tù ra khám. Đó cũng tại vì chấp lời nói kia là thật nên bị ngăn ngại. Bây giờ nếu hiểu Phật pháp thì không chấp vào lời nói thị phi của người khác. Tại sao? Bởi vì trên thế gian này chỉ có ta mới thật sự hiểu rõ ta mà thôi, không một người nào khác có thể biết ta bằng ta được. Thí dụ một người chê ta là người xấu hoặc khen ta là người tốt thì họ chỉ dựa theo kiến giải và kinh nghiệm bản thân của họ mà so sánh, đánh giá người khác chớ làm sao họ biết ta bằng chính ta. Mình tốt bao nhiêu mình biết, mình xấu bao nhiêu thì cũng chính mình biết. Vì thế nếu mình là người xấu mà có người khen tặng mình mà mình nhận chẳng khác nào chính mình tự lừa dồi mình, sống trong ảo tưởng. Ngược lại nếu mình là người tốt, luôn nghĩ thiện, nói lời lành và làm việc thiện mà có ai chê ta thế này thế kia thì ta cứ mặc họ thì cuộc sống nhẹ nhàng, thánh thoát, an vui, tự tại thì chính ta đã có rồi đâu cần người đời trao tặng nữa. Nên nhớ những tiếng thị phi, những lời khen chê thì ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có chẳng khác nào thời tiết nóng lạnh bất thường. Do đó người biết tự chủ tâm mình là người không chạy theo khách trần phiền não cho nên nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết, trong ngoài tự tại, không còn ngăn ngại thì chính ta đã chứng được Thiên nhĩ thông rồi. Vì thế chúng sinh hằng ngày nên bồi dưỡng trí tuệ của mình bằng cách sống trong tỉnh thức, chánh niệm để chứng từng món thông mà biến cuộc đời từ phiền não ưu bi trở thành thanh tịnh, thánh thoát, an vui, tự tại. Thí dụ hằng ngày mắt vẫn thấy sắc như nhà to, xe đẹp, áo lụa, quần là…Nếu là người thường thì dễ bị nó lôi cuốn, nhận chìm, mê hoặc vào đó, nhưng đối với người có tư duy chánh niệm thì nhận thức được hiện tượng của vạn pháp là vô thường nên tâm họ không hề bị dính mắc. Họ quán rằng vạn pháp là không nghĩa là tất cả mọi vật thể trong thế gian này dù to lớn như mặt trời, mặt trăng hay nhỏ như hạt cát như vi trần đều do duyên khởi tác tạo mà thành chớ không vật nào tự nó sinh khởi hay tồn tại được cho nên vật thể là vô ngã, không có tự thể nên tuy là có, là thấy sờ sờ ở đó nhưng một ngày nào đó nó sẽ bị biến hóa, tiêu hoại nên gọi là không. Do đó, cái không của Phật giáo là không tham đắm, si mê, không chấp thủ chạy theo hình sắc sinh diệt chớ không phải dùng thần thông hay quán làm biến đi tất cả. Người có tư duy, chánh niệm khi thấy đóa hoa đẹp thì họ vẫn biết cái đẹp của hoa đấy chứ, nhưng họ quán rằng đóa hoa là do trùng trùng duyên khởi mà thành vì vậy đến tuần sau đóa hoa bắt đầu héo úa, tàn phai rồi trở thành phân bón cho nên nhìn đóa hoa thì họ cũng nhìn, cũng biết nó đẹp, nhưng không đắm nhiễm say mê, lúc nào cũng tự tại với sắc đẹp. Lấy đóa hoa làm tiêu chuẩn để nhìn tất cả những hình sắc khác trên thế gian này cho nên tuy mắt có nhìn các loại trân châu bảo ngọc quý báu, đẹp đẽ đến đâu thì nó cũng là loại vô thường hoại diệt. Ngược lại nếu nhìn theo con mắt của phàm nhân thì tham đắm, say mê rồi chấp thủ đem về làm của riêng cho mình đưa đến tranh chấp, chiến tranh giết hại lẫn nhau. Nói tóm lại, người biết đạo thấy đẹp thì cũng biết là đẹp, nhưng họ biết vật chất đó từ “Không” mà “Có” vì thế một ngày nào đó từ “Có” sẽ trở thành “Không” cho nên thấy tất cả vật chất nhưng không bị chúng lôi cuốn nhận chìm nên họ mới có an nhiên tự tại được. Đó chính là “Kiến sắc phi can sắc” vậy. Người học Phật không những thấy biết rõ ràng sự hoại diệt, vô thường của thế gian mà còn thấy rốt ráo sự trường tồn vĩnh cửu tức là tánh vô sanh vô diệt của vạn pháp nữa. Bởi vì lúc đóa hoa tàn úa thì từ cái diệt này bắt đầu cho sự sanh khác để tạo thành đóa hoa mới.Đó là hiện tượng quy về bản thể và bản thể duyên khởi thành ra hiện tượng cho nên không có cái gì là thật sinh hay cái gì là thật diệt nghĩa là sinh để rồi diệt, diệt rồi lại sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận nên sinh diệt, sống chết là chuyện thường, chẳng có gì quan trọng nên không còn lo sợ, buồn phiền. Chúng sinh khi thấy mình già yếu, bệnh tật thì đau khổ, lo âu, sợ sệt. Ngược lại, đối với người biết đạo thì sống chết là chuyện bình thường, tử sanh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ bất biến tùy duyên rồi tùy duyên bất biến thế thôi. Vì vậy với Phật nhãn của chư Phật thì nhìn vạn pháp sanh mà không thật sanh và diệt nhưng không phải là mất hẳn nghĩa là sinh để rồi diệt và diệt rồi để lại sanh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận.Tóm lại,thần thông được hiểu là bất tư nghì, vô ngại tự tại. Vô ngại tự tại đối với những việc khó tự tại để vượt qua những thử thách mà người thường không thể nào tự tại được. Vì vậy người có thần thông là người mà lục căn được sức tự tại vô ngại một cách bất tư nghì (không thể nói được) mà đối với một người thường không nghĩ đến được, không thực hành được, không thể chiến thắng được những dục vọng làm ô nhiễm tâm ý của mình. Đó là mắt đối với sắc, tai đối âm thanh, lưỡi đối với mùi vị, mũi đối với hương vị, thân đối với cảm xúc và ý đối với pháp trần mà vẫn được tự tại vô ngại một cách bất tư nghì thì người đó chứng được lục thông.

Ngày nay với đà phát triển của văn minh khoa học, con người có thể trực tiếp nói chuyện với người thân tận bên kia quả địa cầu. Xa hơn nữa, con người có thể lên cung trăng thăm chị Hằng, chú Cuội. Có những chiếc tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực có thể lặn sâu ở dưới lòng đại dương cả năm trời. Thế thì thần thông không nhất thiết phải là thấy xa, nghe rộng hay là bay cao nhảy xa giống như ảo thuật mà phải được hiểu là khả năng đoạn trừ mọi tham đắm, si mê, không bị lôi cuốn nhận chìm trong ái dục và dĩ nhiên lúc nào cũng sống trong tỉnh thức chánh niệm tức là luôn làm chủ tâm mình. Đây mới chính là những thứ tự tại vô ngại, bất khả tư nghì mà người thường không thể làm được.

Dựa theo Phật giáo Nguyên thủy, 10 pháp Ba-la- mật gồm có:

v  Bố thí: Tôi nguyện khoan dung quảng đại và phục vụ bất cầu lợi.

v  Trì giới: Tôi nguyện khép mình vào nếp sống kỷ cương và tác phong thanh nhã.

o   -Tôi nguyện luôn luôn tinh khiết và trong sạch.

o   -Tôi nguyện giữ thân, khẩu, ý thanh tịnh, và phẩm hạnh thanh cao.

v  Tâm dứt bỏ/ xuất gia: Tôi nguyện không ích kỷ, không khát khao quyền tư hữu, không luyến ái mà vị tha và có tâm dứt bỏ.

o   -Tôi nguyện hy sinh hạnh phúc riêng tư để mưu cầu lợi ích cho kẻ khác.

v  Trí tuệ: Tôi nguyện thành đạt trí tuệ và chứng ngộ chân tướng của vạn pháp.

o   -Tôi nguyện chứng ngộ Ánh Sáng Chân Lý để dẫn dắt kẻ khác từ chỗ mê lầm đến nơi giác ngộ.

o   -Tôi nguyện tự giác để giác tha.

o   -Ước mong tôi có thể chia sớt tri kiến của tôi cho tất cả mọi người cùng hưởng.

v  Tinh tấn: Tôi nguyện cương nghị, tinh tấn và kiên trì.

o   -Tôi nguyện chuyên cần tinh tấn cho đến khi thành tựu mục tiêu cứu cánh!

o   -Tôi nguyện bình tĩnh đương đầu với mọi hiểm nguy và can đảm vượt khỏi mọi chướng ngại!

o   -Ước mong tôi có thể tận lực phục vụ kẻ khác.

v  Nhẫn nại: Tôi nguyện luôn luôn kiên tâm bền chí!

o   Ước mong tôi có thể gánh vác và chịu đựng những lỗi lầm của người khác!

o   Tôi nguyện rộng lượng khoan hồng và luôn luôn thấy cái tốt, cái đẹp nơi tất cả mọi người.

v  Chân thật: Tôi nguyện giữ mình luôn luôn cương trực và liêm khiết!

o   -Tôi nguyện không che giấu sự thật để giữ lễ độ.

o   -Tôi nguyện không tách rời con đường Chân Lý.

o   -Tôi nguyện nói sao làm vậy và làm sao nói vậy.

v  Quyết định: Tôi nguyện cương quyết, vững chắc và có ý chí sắt đá.

o   -Ước mong tôi được dịu dàng như một tai hoa và cứng rắn như một tảng đá.

o   -Tôi nguyện vững tâm khép mình vào những quy tắc cao thượng.

v  Tâm từ: Tôi nguyện luôn luôn từ ái, bi mẫn và thành thật ước mong cho tất cả chúng sanh đều được an vui hạnh phúc.

o   -Tôi nguyện xem tất cả chúng sanh là anh chị em và chan hòa đồng nhứt với tất cả.

v  Tâm xả: Tôi nguyện luôn luôn được an tịnh, vắng lặng, thản nhiên và tự tại.

o   -Tôi nguyện thành thật và tâm quân bình.

o   -Tôi nguyện giữ tâm hoàn toàn thanh thản.

Nhưng dựa theo Phật giáo Đại thừa, Lục độ Ba-la-mật là pháp tu của hàng Bồ tát, được hiểu một cách khái quát là sáu phương tiện đưa người qua bờ bên kia, tức từ bờ mê qua bờ giác. Tuy nhiên ý nghĩa “qua bờ kia” chưa diễn đạt hết tinh tuý của từ Ba-la-mật, vì Bồ tát không chỉ an vị tại bờ giác, mà mục đích tu hành của Bồ tát thừa là một mặt tự hoàn thiện mình, một mặt cứu độ chúng sanh. Các ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm. Đây là đạo đức vô hành, là tam luân không tịch, là vô sở cầu vô sở đắc. Ba-la-mật cũng là mật hạnh, đại hạnh của Bồ tát. Nếu dùng bố thí độ xan tham, trì giới độ phá giới.... thì còn hạn chế trong việc đối trị; ở đây, lục độ với tinh thần Ba-la-mật có sự hài hòa giữa trí tuệ, từ bi và hùng lực. Bằng trí tuệ, Bồ tát thấy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng do mê muội không nhận ra, nên mãi tạo nghiệp và trầm luân trong sanh tử. Vì thế, Bồ tát phát khởi lòng từ bi, nguyện độ tận chúng sinh trong ba cỏi sáu đường. Có từ bi, các ngài sẽ có đủ hùng lực, thi thiết mọi phương tiện quyền xảo tùy căn cơ giáo hóa chúng sinh, dù bao nghịch cảnh vẫn không thối chí. Ba-la-mật còn có nghĩa là cứu cánh, rốt ráo. Mục đích cuối cùng của đời tu, cũng như bản hoài của chư Phật đối với tất cả chúng sanh, là nhận ra và hằng sống với bản tâm thanh tịnh thường nhiên của chính mình. Đó là Phật tánh, chân tâm, bản lai diện mục... Nhận ra tánh giác là chánh nhân thành Phật, hằng sống trọn vẹn với tánh giác là viên mãn Phật quả.

Như vậy, Lục độ Ba-la-mật của Phật giáo Đại thừa gồm 6 phương tiện: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ.

Vậy thế nào là thức uẩn?

Những nhân vật trong đoạn kinh trên là biểu tượng của thức uẩn. Vua Diệu Trang Nghiêm là nhân vật quan trọng nhất nên tượng trưng cho Tàng thức (A lại da thức). Phu nhân Tịnh Đức là người thân cận nhất của nhà vua tức là Mạt-na-thức (thức thứ bảy). Tịnh Tạng là ý thức và Tịnh Nhãn là biểu trưng cho Tiền ngũ thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức).

v  Nhãn thức: Cái biết của con mắt. Vì thức này nương theo sụ thấy biết của mắt mới khởi ra tác dụng sự phân biệt nên gọi là nhãn thức.

v  Nhĩ thức: Cái biết của lỗ tai. Vì thức này nương theo âm thanh mà tai nghe được mới khởi ra tác dụng phân biệt nên gọi là nhĩ thức.

v  Tỷ thức: Cái biết của mũi. Vì thức này dựa theo cái biết của hương vị do mũi tiếp nhận để khởi ra tác dụng sự phân biệt.

v  Thiệt thức: Cái biết của lưỡi. Vì thức này tùy thuộc vào mùi vị do lưỡi nếm được để khởi ra tác dụng sự phân biệt.

v  Thân thức: Cái biết của thân. Khi thân cảm thấy nóng lạnh hay tiếp xúc với cứng mềm để khởi ra tác dụng phân biệt nên gọi là thân thức.

o   Vì năm thức ở trên là nằm ở bên ngoài và trước nên gọi là “Tiền ngũ thức”.

v  Ý thức: Thức này nương tựa ý căn mới khởi tác dụng phân biệt Pháp trần nên gọi là “Ý thức”. Trong tám thức chỉ có thức thứ sáu này rất lạnh lẹ và khôn ngoan hơn hết. Bởi vì chúng sinh có suy nghĩ làm việc lành, việc tốt thì thức này đứng đầu. Còn nếu chúng sinh tính toán tạo tác việc ác thì nó cũng hơn cả. Vì thế mà trong Duy thức có câu : “Công vi thủ, tội vi khôi” nghĩa là nói về công thì thức này hơn hết, còn luận về tội thì nó cũng đứng đầu.

v  Mạt na thức: Thức này có công năng truyền các pháp hiện hành vào A lại da thức (Tàng thức) và tổng đưa các pháp chủng tử khởi ra hiện hành.

v  A lại da thức: A lại da là âm của tiếng Phạn Alaya có nghĩa là cái kho mà danh từ Hán-Việt gọi là tàng. Tất cả mọi chủng tử không phân biệt thiện ác, tốt xấu, sanh tử và niết bàn, mê ngộ và khổ vui, ngay cả vô ký đều được chứa đựng trong tàng thức này. A lại da thức có khả năng tiếp nhận, duy trì và làm các hạt giống chủng tử tăng trưởng, chuyển biến cho đến khi đầy đủ nhân duyên thuần thục chín mùi thì mới được đi tái sanh vào những thế giới thích hợp với căn nghiệp của mình. Vì các sự huân tập và chuyển biến trong A lại da thức thật tiềm ẩn và vi tế nên người chưa đắc đạo không thể biết được mình sẽ thọ thân làm loài gì và ở trong quốc độ nào.

A lại da thức ví như cái kho dung chứa tất cả những ký ức, kinh nghiệm, kiến thức và những chủng tử thiện ác hay vô ký. Còn Mạt na thức là người giữ kho nên có thể đem những chủng tử mới vào và chuyển chủng tử củ ra tức là hiện hành và biến hành. Mà ý thức là người xúi dục, thúc đẩy Mạt na thức ra vào kho A Lại da. Sau đó tư tưởng chuyển qua Tưởng uẩn để cho Ta biết vật đó là gì, hình dáng ra sao…Rồi cuối cùng bộ óc hành xử ý niệm đó bằng cách điều động chân tay, mắt, tai, mũi… tức là thân, khẩu, ý hoạt động mà tạo nghiệp.

Tuy nhiên thức thứ tám này cũng còn được gọi là A-đà-na thức và có ba công năng:

1) Giữ gìn (chấp trì) chủng tử của các pháp : Các pháp nói ở đây là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi. Đó là “hữu lậu hữu vi” tức là các pháp tạp nhiễm thuộc về chúng sinh và “vô lậu hữu vi” tức là các pháp thanh tịnh thuộc về Thánh hiền. Tuy nhiên “chủng tử” chỉ có công năng tiềm tàng (ẩn núp) mà không khởi hiện. Nếu không có một cái gì để chứa giữ thì chủng tử của các pháp phải bị tản mất. Nếu chủng tử các pháp bị tản mất thì các pháp hiện hành ở thế gian và xuất thế gian cũng chẳng còn. Do đó phải có thức A-đà-na, tánh vô phú vô ký, nhất loại sinh diệt tương tục mới có thể duy trì chứa giữ chủng tử của các pháp.

2) Giữ chịu(chấp thọ) sắc căn và thế giới : Đây là muốn chỉ cho cái công năng giữ gìn báo thân của chúng sinh hữu tình được tương tục tồn tại trong một thời kỳ không tan hoại.

3) Giữ lấy(chấp thủ) việc kết nối đời sau: tức là “kiết sanh tương tục” là do ba pháp  phiền não, nghiệp và sanh. Con người vì sống trong vô minh phiền não nên tạo ra nghiệp mà phải kết nối đời sau để thọ khổ. Chữ “kiết sanh” có nghĩa là thọ sanh tức là bắt đầu từ khi kết thai cho đến lúc sanh ra vậy. Tiến trình kết mối đời sau bắt đầu từ thân đang sống đến thân đang chết. Rồi từ thân đang chết đến thân trung ấm (thân mới chết chưa đầu thai). Và sau cùng từ thân trung ấm đến thân đời sau. Nếu các thân được tương tục không gián đoạn như thế ắt phải có một cái gì thường lưu hành và giữ gìn (chấp thủ). Cái đó chính là thức A-đà-na. Thật vậy, nếu không có thức thứ tám này để nắm giữ việc “kết nối đời sau” thì khi một người chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa. Như thế thành ra bị rơi vào thuyết Đoạn diệt của ngoại đạo rồi. Thêm nữa tất cả những chủng tử tốt xấu đều được gieo vào mảnh đất A lại da trong trạng thái tiềm ẩn. Các chủng tử này được huân tập, chuyển biến, tương sanh, tương duyên, tương diệt liên tục. Tất cả những sự chuyển biến này xảy ra liên tục và tức thời, chớp nhoáng và liên tiếp. Cái này diệt thì cái kia sinh, tương tức tương tục liên miên bất tận nên được gọi là Sát Na Sinh Diệt. Sát Na Sinh Diệt có thể được ví như những khối nước liên tục chuyển động chảy trong dòng thác lũ. Khối nước trước đổ qua thì có khối nước khác đổ tới, tiếp nối liên tục không ngừng nghĩ và dĩ nhiên dòng nước cũ không thể chẩy trở lại nơi mà nó đã chảy qua. Sự sinh diệt triền miên đó cũng có thể ví như những đợt sóng dạt dào trên biển cả. Đợt sống này đẩy đợt sóng kia, đợt sóng mới đẩy đợt sóng cũ. Bởi có gió vọng tưởng thổi sóng dạt dào trên biển cả làm các ngọn sóng liên tiếp nhồi lên lặn xuống không ngừng nghĩ cho nên ngọn sóng này diệt thì ngọn sóng mới khởi sanh. Do đó, A đà na thức luôn thay đổi, biến hành nên không phải là linh hồn vì linh hồn thì cố định, không biến đổi. Vì vậy, Phật giáo phủ nhận linh hồn vì A đà na thức luôn biến đổi, sinh diệt cho nên khi thức đầu tiên vào trong hài nhi gọi là thức tái sinh.

Khi chúng sinh biết tu tập làm cho tâm được thanh tịnh thì các chủng tử vô lậu được huân tập, tăng trưởng và phát sinh ra hiện hành. Các hiện hành này được huân tập trở vào thức A lại da thành các chủng tử vô lậu mới. Tùy theo tánh chất của các chủng tử vô lậu mới này mà chủng tử hữu lậu tiềm ẩn sẵn có trong tàng thức bị suy thoái và tiêu diệt hoặc các chủng tử vô lậu sẵn có ở trong đó được tăng trưởng và phát sinh thêm. Nếu chúng sinh trì công tu tập có nghĩa là tiếp tục huân tập các chủng tử vô lậu thanh tịnh đến khi tất cả các chủng tử và hiện hành hữu lậu hoàn toàn bị tiêu diệt thì lúc đó họ sẽ chứng đắc được quả vị A la hán, hay là bát địa Bồ-tát của Đại thừa. Đến đây thì tàng thức chỉ chứa toàn các chủng tử vô lậu. Các hạt giống hữu lậu của phiền não, nghiệp báo luân hồi sinh tử không còn nữa và A lại da thức bây giờ chuyển thành “Vô cấu thức”. Vô cấu thức cũng còn cái tên khác là Yêm-ma-la thức, Bạch tịnh thức, Thanh tịnh thức, Chân như thức, Như Lai tạng thức hay thức thứ chín. Tuy có rất nhiều tên như thế nhưng chúng quy cũng chỉ có một ý nghĩa “thanh tịnh”.

Đối với Phật giáo Nguyên thủy, khi hành giả chứng Tứ thiền, đắc Tam minh, tâm chỉ còn lại các chủng tử vô lậu thì họ trở thành A la hán. Quả A la hán là quả vị tối cao trong Phật giáo tức là quả vị Phật vì đức Phật cũng là vị A la hán. Lý do các vị A la hán không được gọi là Phật vì đức Phật là người khai sáng ra đạo Phật và Ngài là vị thầy của tất cả các vị A la hán cho nên danh vị Phật chỉ dành riêng cho đức bổn sư. Câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên, đệ nhất thần thông, vì tiền kiếp làm nghề đánh cá, sát hại quá nhiều chúng sinh nên tuy kiếp này mặc dầu tu đã thành thánh mà vẫn còn phải trả nợ sinh mạng nên mới bị bọn lõa thể ngoại đạo chặn đường ném đá cho đến chết. Câu chuyện này không đúng sự thật bởi vì một khi trở thành A la hán thì các hạt giống hữu lậu của phiền não, nghiệp báo luân hồi sinh tử không còn nữa và A lại da thức bây giờ chuyển thành “Vô cấu thức” thì còn lấy cái gì để trả?

Tuy nhiên, Phật giáo Đại thừa lý luận rằng khi hành giả đạt đến quả vị A la hán ngang hàng với Bát địa Bồ-tát thì các chủng tử hữu lậu làm chướng ngại chân tâm sẽ bị hủy diệt, nhưng thật ra vẫn còn những chủng tử hữu lậu vi tế nằm tiềm ẩn trong thức thứ tám này. Chỉ khi nào các vị A la hán hay bát địa Bồ-tát tiếp tục tiến tu pháp tối thắng vô phân biệt trí, được gọi là Thắng Pháp Không Quán, để vượt qua khỏi bậc Bồ-tát Thập địa mà đến bậc Đẳng Giác và khởi Kim Cang Dụ Định mà đạt tới Phật quả thì thức thứ tám này mới xóa tan hoàn toàn tất cả các vô lậu thậm thâm vi tế và chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. Khi đó các chủng tử vô lậu, cấu nhiễm đã hết, thức này chuyển thành trí thanh tịnh chiếu khắp mười phương các cõi nhiều như vi trần nên gọi là Đại Viên Cảnh Trí. Đây chính là cái thể thanh tịnh của Chơn Tâm cũng như mặt gương sáng chiếu soi tất cả vạn pháp một cách chân thật mà nhà Phật gọi là “như thị bất khả tư nghì”.

Thế thì làm sao phá được thức uẩn dựa theo đoạn kinh này?

Mỗi khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì lục thức phát sinh, nhưng sự thấy biết của tiền ngũ thức là “hiện lượng” tức là thấy sao biết vậy chưa có sự phân biệt cũng giống như cái máy quay phim, cảnh giới âm thanh bên ngoài thế nào thì nó ghi lại như vậy, không thêm bớt. Nhưng khi có mặt của ý thức thì hiện lượng không còn mà thay vào đó bằng “tỷ lượng” tức là có sự phân biệt của cao thấp, hơn thua, đẹp xấu…trong đó rồi. Từ đó vọng tưởng phát sinh và đưa con người chìm đắm vào trong sông mê biển ái mà chịu cảnh khổ. Những chủng tử của vọng thức được chuyển vào trong A lại da thức từ đó trong tâm chứa đầy vọng kiến tình thức rồi sinh ra biết bao vọng tưởng để sai khiến con người chạy theo thập triền, thập sử cho nên họ không bao giờ có giây phút an vui, tự tại.

Vì thế muốn chuyển tâm, chuyển nghiệp thì trước hết phải làm chủ thân, tâm, kiểm soát sáu thức. Nếu con người luôn sống trong tỉnh thức chánh niệm thì ý thức không tác tạo hoành hành được. Nhờ công phu tu tập các chủng tử trong A lại da thức dần dần chuyển thành vô lậu nghĩa là biến A lại da thức thành ra Đại Viên Cảnh Trí. Nói chung tiến trình chuyển thức dựa theo Duy thức của Bồ Tát Di Lặc, thành ra trí dựa theo Căn Bản Trí của Bồ Tát Văn Thù.

v  1)Thành sở tác trí: Do công phu tu hành chuyển năm thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân thành thanh tịnh trí.

v  2)Diệu quan sát trí: Chuyển ý thức là thức bén nhạy nhất thành trí quan sát diệu dụng.

v  3)Bình đẳng tánh trí: Chuyển thức thứ bảy (Mạt na thức) tức là thức chấp ngã thành lý vô ngã, không còn nhiễm chấp.

v  4)Đại viên cảnh trí: Do công năng tu tập, chuyển A lại da thức tức là tàng thức của phàm phu thành ra Nhất thiết chủng trí tức là tổng thể Như Lai công đức. Trí này ví như gương lớn sáng chiếu soi tất cả sắc tướng trang nghiêm, duyên cảnh thanh tịnh, gồm thâu chiếu soi “sự lý pháp giới” viên dung nên gọi là Đại viên cảnh trí.

Tóm lại, Đại viên cảnh trí tức là Tánh thanh tịnh của mình, Bình đẳng tánh trí là tâm không bệnh tức là tâm không duyên theo bên này bên kia, Diệu quan sát trí là làm tất cả mà không chấp ngã, không chấp công, cũng không chấp những việc mình làm nhiều hay ít, Thành sở tác trí là tánh thanh tịnh của mình.

Vì vậy khi tiền ngũ thức và ý thức được thanh tịnh thì Mạt na thức sẽ thanh tịnh và từ đó mới có thể chuyển A lai da thức thành ra Như Lai tạng tức là “Vô Cấu thức” hay Bạch Tịnh thức rồi thành Đại Viên Cảnh Trí tức là thành Phật.

Thế thì Hoàng tử Tịnh Tạng biểu tượng cho ý thức và Tịnh Nhãn biểu trưng cho tiền ngũ thức, đã xuất gia tu chứng nghĩa là tiền ngũ thức và ý thức bây giờ thanh tịnh nên mới khuyên vua Diệu Trang Vương và phu nhân Tịnh Đức hướng về tu theo đạo Vô thượng Bồ Đề nghĩa là một khi lục thức đã thanh tịnh thì Mạt na thức (Hoàng hậu Tịnh Đức) sẽ thanh tịnh theo và sau cùng A lai da thức (vua Diệu Trang Vương) sẽ chuyển thành Như Lai tạng bản thể.

Bấy giờ, Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn đến chỗ mẹ ở, chấp tay thưa:

-Xin mẹ đến chỗ Phật Vân Lôi Âm ngự, chúng con cũng sẽ theo hầu để gần gũi và cúng dường Phật. Vì sao? Vì Phật đang vì Trời, người nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nên phải nghe và tin nhận.

Phu nhân bảo hai con:

-Cha chúng con tin theo ngọai đạo, nhiễm sâu pháp Bà-la-môn, các con nên qua thưa với cha chúng con để cùng nhau đồng đi.

Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn thưa:

-Chúng con là con của Vua Pháp, sao lại sanh vào nhà tà kiến?

Phu nhân dạy:

-Các con nên thương tưởng cha các con mà hiển phép thần thông biến hoá, thấy được phép ấy, ắt lòng cha con thanh tịnh, hoặc nghe lời chúng ta mà qua đến chỗ Phật.

Lúc bấy giớ Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí đang thuyết kinh Pháp Hoa cho tứ chúng nghe cho nên hai anh em Hoàng tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn bèn mời Hoàng hậu Tịnh Đức đến cúng dường và nghe Phật thuyết pháp. Theo thứ tự thì sau khi Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn đã tu hành thanh tịnh thì hai anh em liền mời mẹ đi cúng dường và nghe Phật thuyết pháp nghĩa là lục thức sau khi đã thanh tịnh liền chuyển Mạt na thức thanh tịnh theo mình. Nếu A lại da thức như là cái kho thì Mạt na thức là người giữ kho cho nên hai bên quan hệ rất mật thiết với nhau cho nên khi Mạt na thức chuyển biến thì A lai da thức phản kháng ngay. Vì thế Hoàng hậu Tịnh Đức mới nói cho hai con rằng nên qua mời nhà vua cùng đi, nhưng chưa chắc ông sẽ đi vì ông ta còn tin vào ngoại đạo, theo tà kiến. Ý đoạn kinh này là tuy Mạt na thức muốn chuyển A lại da thức thành Như Lai tạng bản thể, nhưng trong A lại da chứa quá nhiều chủng tử thiện ác đủ thứ cho nên không dễ gì một sớm một chiều mà chuyển hết được. Hoàng hậu khuyên hai con nên dùng thần thông diệu dụng để làm cho cha mình khâm phục mà đến cúng dường Phật nghĩa là muốn hóa giải hết những chủng tử xấu, chủng tử hữu lậu thì phải biết tu tập thiền định khiến cho tâm được thanh tịnh thì các chủng tử vô lậu được huân tập, tăng trưởng và phát sinh ra hiện hành. Các hiện hành này được huân tập trở vào thức A lại da thành các chủng tử vô lậu mới. Tùy theo tánh chất của các chủng tử vô lậu mới này mà chủng tử hữu lậu tiềm ẩn sẵn có trong tàng thức bị suy thoái và tiêu diệt hoặc các chủng tử vô lậu sẵn có ở trong đó được tăng trưởng và phát sinh thêm. Nếu chúng sinh trì công tu tập có nghĩa là tiếp tục huân tập các chủng tử vô lậu thanh tịnh đến khi tất cả các chủng tử và hiện hành hữu lậu hoàn toàn bị tiêu diệt thì lúc đó họ sẽ chứng đắc được quả vị A la hán, hay là bát địa Bồ-tát của Đại thừa.

Ngay lúc đó, hai người con, vì tưởng nhớ đến cha, bay vọt lên hư không cao bằng bảy cây đa-la, hiện các món thần thông như: đi , đứng, ngồi, nằm trong hư không, trên thân ra nước, dưới thân ra lửa, dưới thân ra nước, trên thân ra lửa, hoặc hiện thân lớn đến choán hết hư không rồi hiện lại nhỏ, nhỏ lại hiện ra lớn, ẩn mất trong hư không rồi bổng nhiên hiện ra trên đất, vào đất như vào nước, đi trên nước như đi trên đất.

Thấy thần lực của con như vậy, vua cha lòng rất vui mừng, như được vật chưa từng có, bèn chắp tay hướng về phía con mà nói rằng: Thầy của các con là ai? Các con là đệ tử của ai?

Hai con thưa: Đức Phật Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí hiện đang ngồi trên pháp toà dước cây bồ-đề bằng bảy báu, trong đám trời, người trên thế gian, rộng nói kinh Pháp Hoa, là thầy của chúng con đó; chúng con là đệ tử của Ngài.

Vua cha nói: “Ta nay cũng muốn ra mắt thầy các con, vậy chúng ta cùng đi”.

Khi đó hai người con, từ hư không xuống, đến chỗ mẹ ở chắp tay thưa: Phụ vương nay đã tin hiểu, có thể kham phát tâm Vô Thượng Giác. Chúng con đã vì cha mà làm xong Phật sự rồi, vậy mong mẹ bằng lòng cho chúng con xuất gia tu hành ở chỗ đức Phật Lôi Âm.  Nói xong, hai người lại đọc bài kệ:

Xin mẹ cho các con

Xuất gia làm Sa-môn

Các Phật rất khó gặp

Cho con theo Phật học

Gặp hoa Ưu-đàm khó

Gặp Phật còn khó hơn

Khỏi các nạn cũng khó

Nên cho con xuất gia.

Mẹ liền bảo: “ Cho các con xuất gia, vì Phật rất khó gặp”.

Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức, nhưng Duy thức học chia tâm thành tám gọi là bát thức tâm vương và ý thức là một thành phần trong đó. Ý thức có thể hướng ra ngoài để tìm hiểu về thế giới nó đang tiếp xúc và xoay vào trong để tìm hiểu nội tâm. Ý thức có khả năng tưởng tượng, liên tưởng, trừu tượng hóa vấn đề, phân tích, tổng hợp, suy luận và kết luận. Ngoài ra, ý thức còn có thể điều khiển rất nhiều hoạt động của thân vì thế ý thức là thành phần lanh lợi, nhạy bén và đa năng nhất của tâm. Theo Duy thức học thì ý thức sai khiến, xúi bảo Mạt na thức ra vào A lai da thức để so sánh, phân tích tạo nên ý niệm, tư tưởng rồi sai khiến thân, khẩu, ý thực hành. Vì thế con nguời có làm lành tích đức thì do ý thức mà làm dữ tạo nghiệp thì cũng do ý thức. 

Vì vậy muốn thanh tịnh hóa tâm thì phải tu từ ý thức. Rồi sau đó từ từ chuyển hóa ý thức trở thành thanh tịnh tức là Diệu quan sát trí. Do ý thức thanh tịnh thì những chủng tử trong A lại da thức dần dần chuyển theo và biến các chủng tử hữu lậu thành ra vô lậu. Nói chung lục thức tiếp xúc với thế giới bên ngoài và bắt đầu huân tập những cái hay cái tốt mới có công năng chuyển A lại da thức trở thành thanh tịnh. Do vậy mà kinh nói hai vị Hoàng tử hiện thần thông khiến cho nhà vua (A lại da thức) tin để rồi đưa nhà vua đến yết kiến đức Phật (trở thành thanh tịnh).

Khi hai vị Hoàng tử hướng dẫn vua cha đến yết kiến Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí, hai vị xin được xuất gia vì họ nghĩ rằng mình đã làm xong bổn phận là đưa cha (A lại da thức) trở về với Chánh pháp. Hoàng hậu (Mạt na thức) đồng ý vì ngàn năm Phật mới ra đời nên gặp Phật rất khó. Một lần nữa chúng ta thấy rằng một khi ý thức và tiền ngũ thức đã được thanh tịnh thì Mạt na thức (Hoàng hậu) bị chuyển theo và sau cùng A lại da thức (nhà vua) cũng chuyển sang Đại viên cảnh trí, thanh tịnh Niết bàn (gặp Phật).

Hai con liền thưa: Thưa cha mẹ, như thế thì hay lắm! Chúng con xin qua chỗ Phật Vân Lôi Âm để gần gũi cúng dường. Khó cho người gặp hoa Linh Thoại, khó cho rùa một mắt gặp bông cây nổi, gặp được Phật cũng khó như thế. Chúng ta phước đức đời trước sâu dày nên mới sanh đời này gặp Phật pháp, bởi vậy xin cha mẹ nghe chúng con mà xuất gia. Các đức Phật khó gặp, thời kỳ gặp Phật cũng khó có.

Thật là phước duyên quá lớn cho những ai sanh vào thời Phật giáng sinh hay sống cùng thời với đức Phật, nhưng phước duyên lớn nhất là được xuất gia, được nghe trực tiếp lời dạy của Phật rồi nghiêm túc thực hành để có giải thoát giác ngộ. Vì thế hai vị Hoàng tử nguyện đi theo con đường của Phật để có giải thoát, giải thoát tri kiến. Do vậy, khi Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện ở Ấn Độ trên 2500 năm về trước đã có hàng ngàn hàng vạn vị đệ tử xuất gia và đã trở thành A la hán, có giải thoát Niết bàn.

Nhưng tại sao Phật lại rất khó gặp?

Phật ở đây không phải là Phật Thích Ca mà là Phật tâm, Phật tánh cho nên trong cuộc sống thường nhật, con người không có giây phút tĩnh tâm để hướng về giải thoát giác ngộ thì không bao giờ họ thấy Phật được. Nếu biết buông xả, giảm bớt cường độ tham dục thì chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để quay về sống thật với chơn tánh, xa hơn nữa nếu lúc nào cũng biết sống trong tỉnh thức chánh niệm, làm chủ thân, tâm thì Phật hiễn bày cho nên gặp Phật đâu có khó gì.

Lúc đó, nơi hậu cung vua Diệu Trang Nghiêm có 84.000 người đều có thể thọ trì được kinh Pháp Hoa này. Còn Bồ-tát Tịnh Nhãn và Bồ-tát Tịnh Tạng, vì muốn làm cho tất cả chúng sanh xa lìa các đường dữ, nên Tịnh Nhãn đã từ lâu thông đạt “Pháp Hoa Tam Muội”, và Tịnh Tạng từ vô lượng kiếp đã thông đạt môn “Ly chư ác thú tam muội”.

Phu nhân của vua được môn “Chư Phật Tập tam muội” năng biết tạng bí mật của chư Phật.

Nhờ hai con dùng sức phương tiện khéo hóa độ như thế, lòng vua tin hiểu, ưa mến Phật pháp.

Vua Diệu Trang Nghiêm là biểu trưng cho A Lại da thức và ngài có 84.000 người hầu đi theo đều có thể thọ trì kinh Pháp Hoa nghĩa là A lại da thức là cái kho chứa nên khả năng dung chứa rất lớn nếu không muốn nói là vô cùng vô tận. Vì thế thâm ý của kinh khi nói 84.000 người hầu đi theo có thể thọ trì kinh Pháp Hoa có nghĩa là một khi A lại da chuyển thì tất cả chủng tử nằm trong đó liền theo đó chuyển hết.

Hoàng tử Tịnh Nhãn được Pháp Hoa tam muội có nghĩa là Pháp Hoa Chánh định tức là nhận chân được Tri Kiến Phật của chính mình. Mà Tri Kiến Phật là chơn tánh tức là tánh giác hằng sáng hiện hữu nơi mắt, tai, mũi, lưỡi và thân cho nên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của Tịnh Nhãn lúc nào cũng thanh tịnh.

Trong khi đó Hoàng tử Tịnh Tạng là biểu trưng cho ý thức cho nên được “Ly chư ác thú tam muội” có nghĩa là một khi ý thức đã chuyển, trở thành thanh tịnh nên không còn tạo nghiệp ác. Trong bát thức tâm vương thì ý thức là tư tưởng, nó mượn sự hoạt động của bộ óc để phát hiện tức là phân biệt tốt xấu, phải quấy, thịnh suy, vinh nhục, ngon dở, thân sơ…Ý thức là quan trọng và nguy hiểm nhất vì nó sai sử con người vào chỗ đọa lạc. Vì thế nếu người tu diệt được ý thức là thoát ly sinh tử tức là được liễu sanh thoát tử ngay. Ý thức tức là tư tưởng đề nghị thì Mạt na thức tính toán đắn đo rồi lựa chọn những gì có lợi cho Ta và cái của Ta nằm trong A lại da thức và sau cùng ý thức quyết định sai thân, khẩu, ý hành động và dĩ nhiên tác tạo ra nghiệp. Tuy thức thứ bảy có tính toán quyết định gì chăng nữa thì cũng do thức thứ sáu là ý thức thúc đẩy, xúi giục cho nên ý thức mới là thức nguy hiểm nhất. Thức thứ bảy này là thức ngu si nhất và thức thứ sáu là thức khôn ngoan nhất và cũng là tội lỗi nhất trong bát thức tâm vương. A lại da thức có thể hiểu như là cái kho và Mạt na thức như là người giữ kho có chìa khóa để ra vào và ý thức là người sai bảo người giữ kho mở cửa. Vì thế động lực dẫn con người đi vào đường ác là ý thức và được thanh tịnh là cũng do nơi ý thức.

Nghiệp được phát xuất từ thân khẩu ý, vậy nó ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta như thế nào?

Tuy thân, khẩu, ý phát sinh ra nghiệp, nhưng trên thực tế tất cả các nghiệp mà con người tạo ra đều bắt nguồn từ ý tưởng của họ trước nhất. Do đó, miệng chúng ta có nói tốt nói xấu hay thân có làm lành hay dữ thì cũng từ trong ý thức mà ra. Nói chung, tất cả những phân biệt thương ghét, giận hờn, hơn thua, phải quấy đều cấu tạo từ những ý nghĩ của chính mình. Thật vậy, Thân Nghiệp và Khẩu Nghiệp là nguyên nhân tạo nên Quả Báo khổ vui về sau cho chúng ta mà Ý Nghiệp chính là nguyên nhân của Thân Khẩu Nghiệp. Bởi vì Tâm có nghĩ thì Miệng mới nói và Tay mới làm cho nên Thân Nghiệp và Khẩu Nghiệp có tác dụng trực tiếp với mọi người vì những việc làm hay lời nói tốt xấu, thiện ác đối với kẻ khác sẽ tạo thành những quả báo khổ vui về sau. Nói thế thì mặc dầu hiện tại đang sống trong đời nầy, nhưng chính tự tay chúng ta đã kiến tạo cho mình dần dần một cuộc sống ở đời sau. Cứ mỗi nghiệp mà chúng ta tạo tác chính là một vết mực để vẽ cho bức tranh của đời sau, vì vậy không phải sau khi chúng ta chết thì thần thức mới đi lang thang trong cõi Thân Trung Ấm để tìm kiếm cha mẹ mới của mình mà thật ra tất cả những Nghiệp Quả cộng với nhân duyên đã kiến tạo và hoàn tất cho đời sau của chúng ta trước khi chúng ta mạng chung nghĩa là chúng ta sẽ sinh vào gia đình nào, làm con cái của ai và cuộc sống sẽ như thế nào đã được an bài trước khi chúng ta nhắm mắt.

Trong kinh A-hàm, đức Phật có giảng như thế này :

Khi tâm thức được kiểm soát, nó sẽ giống như một khối đá nằm phơi ra bốn hướng: khối đá nằm giữa sân, dù mưa có rơi cũng không làm cho nó tan ra được, dù mặt trời nung nóng cũng không làm cho nó chảy ra được, dù gió có thổi cũng không nhấc bổng nó lên được.

Một tâm thức được kiểm soát sẽ giống như khối đá ấy

Hoàng hậu Tịnh Đức được “Chư Phật tập tam muội” có nghĩa là chư Phật ở trong định thuyết pháp khiến bà cũng thấu hiểu được bảo tàng diệu pháp của chư Phật nói.

Tóm lại, ý thức là động lực chính khiến con người tạo nghiệp và chuyển nghiệp vì thế trọng tâm của đoạn kinh này là công phu tu hành để chuyển nghiệp tức là chuyển “Thức” thành “Trí” nghĩa là chuyển Ý thức thành ra Diệu quan sát trí, tiền ngũ thức thành ra Thành sở tác trí, Mạt na thức thành ra Bình đẳng tánh trí và A lại da thức thành ra Đại viên cảnh trí. Đó là chuyển tám thức thành ra bốn trí thì phiền não biến mất, khổ đau tiêu tan và có thanh tịnh an lạc Niết bàn.

Bấy giờ, nhà vua với quần thần quyến thuộc, Tịnh Đức phu nhân với thế nữ nơi hậu cung, hai vương tử với 42.000 người đồng một lúc đi qua chỗ Phật Lôi Âm ở. Đến nơi rồi, tất cả đều làm lễ rồi đứng qua một bên. Phật vì vua nói Pháp, chỉ dạy điều lợi ích, vui mừng, nhà vua lấy làm vui đẹp.

Bấy giờ, vua Diệu Trang Nghiêm cùng phu nhân mở chuỗi trân châu giá trị trăm ngàn đang đeo ở cổ, tung rải trên đức Phật. Trong hư không, chuỗi ấy hóa thành đài báu bốn trụ, trên đài có giường báu lớn, trăm ngàn muôn thiên y phủ lên, trên đó có Phật ngồi kiết già, phóng hào quang sáng lớn.

Chuỗi anh lạc trên tay vua Diệu Trang Nghiêm tung rải trên hư không biến thành bốn trụ cột của một bảo đài nghĩa là của cải vật chất thế gian tuy có trân báu đến đâu thì cũng thuộc loại hữu vi sinh diệt, nếu biết buông xả, thanh tịnh hóa thân, tâm thì Phật tánh hiển bày. Khi sống với chơn tâm, Phật tánh tức là đang sống trong thế giới của bản thể chân như thì không hề có đau khổ, không hề có ô nhiễm, bất tịnh mà tất cả chỉ là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh và đây chính là bốn cột trụ vững chắc để bảo vệ tòa Pháp bảo đài. Thường là không bị chi phối bởi tánh vô thường, khi nào cũng vậy, không lên bổng xuống trầm, không còn già trẻ, sống chết đổi thay. Lạc là không còn khổ não, lo buồn, lúc nào cũng an vui tự tại. Ngã là được hoàn toàn tự chủ và không bị nội tâm hay ngoại cảnh chi phối. Tịnh là không còn ô nhiễm, luôn luôn thanh tịnh trong sáng. Nói về Sự Tướng thì chấp có tu, có pháp môn để tu và có chứng đắc. Nhưng đứng về Thể Tánh thì chẳng có khổ vui, không còn chấp ngã, chấp pháp nên chẳng có pháp môn để tu. Ta cũng không mà người cũng không nên không có gì ngăn ngại và có trí tuệ sáng suốt cũng như bốn mặt đều đẹp đẻ trang nghiêm và trong suốt không chướng ngại nhau.

Muốn tâm không trụ, kinh Kim Cang khuyên con người nên lìa bốn chấp tướng. Đó là:

v  Ngã tướng: là ỷ mình có danh vị, quyền thế, giàu có và tài năng nên thích cầu thân cùng bậc cao sang mà khinh bỉ những người hèn dốt. Nói một cách khác là làm việc vì lợi ích riêng cho mình tức là chỉ nhìn vào bên trong làm tăng trưởng tánh tham mà tạo nghiệp.

v  Nhơn tướng: là chấp lòng năng sở và tri giải tức là chưa chứng ngộ mà nói chứng ngộ, mình giữ giới mà khinh kẻ phá giới. Hiểu như thế là chấp theo bề ngoài vì còn tâm phân biệt có người và ta nên tâm sân phát khởi để tạo ra nghiệp.

v  Chúng sinh tướng: là có cái lòng hy vọng hoặc nói chánh làm tà, miệng lành lòng dữ và đây chính là tâm si đang bừng cháy trong ta vì thế mà nghiệp dữ được tác tạo.

v  Thọ giả tướng: là trông mong cho được sống lâu và mong cầu sự phước lợi. Đây chính là ái và cũng là cội nguồn để tạo nghiệp.

Như vậy, nhà vua và Hoàng hậu va khởi tâm cúng dường Phật thì Phật hiện tiền nghĩa là nếu chúng ta luôn sống trong tỉnh thức chánh niệm xoay về với tánh giác hằng sáng của mình thì Phật tâm, Phật tánh hiển hiện tức thì mà không cần phải lặn lội lên non xuống bể để tìm Phật.

Nhà vua mới nghĩ rằng: Thân Phật ít có, đoan trang, nghiêm chỉnh hết sức đặc thù, là một sắc thân vi diệu bậc nhất.

Bấy giờ Phật Lôi Âm bảo bốn chúng:

-Các ngươi thấy vua Diệu Trang Nghiêm chắp tay đứng trước ta đó chăng? Nhà vua ở trong pháp ta, làm Tỳ-kheo siêng năng tu tập các pháp trợ Phật đạo, rồi đây sẽ được làm Phật, hiệu là Ta La Thọ Vương, nước tên Đại Quang, kiếp tên Đại Cao Vương, Phật Ta La Thọ Vương có vô lượng Bồ-tát và vô lượng Thanh Văn, nơi đó bình chánh công đức như vậy.

Đoạn kinh này xác định rằng tuy hai vị Hoàng tử Tịnh Nhãn, Tịnh Tạng và Hoàng hậu Tịnh Đức phát tâm tu trước mà không được Phật thọ ký, trong khi vua Diệu Trang Nghiêm va mới phát tâm cúng dường liền được Phật thọ ký. Vì sao vậy? Bởi vì lục thức và Mạt na thức là phương tiện, là nhân để hoán chuyển, nhưng sự chuyển biến tất cả những hiện hành hay biến hành (chủng tử hữu vi ra vào) chỉ có thể thực hiện trong A lại da thức mà thôi tức là kết quả. Thế thì một khi A lại da thức đã hoán chuyển hết tất cả những chúng tử hữu lậu thành ra vô lậu tức là chuyển từ ô nhiễm thành ra thanh tịnh tức là A lai da thức biến thành Như Lai tạng bản thể, Vô cấu thức, Bạch tịnh thức. Vì vậy A lai da thức (vua Diệu Trang Nghiêm) chính là nhân tu để thành Phật trong khi lục thức và Mạt na thức chỉ là trợ duyên chớ không phải là nhân tố chính, nhưng không có nó thì A lại da thức vĩnh viễn không bao giờ thành Bạch tịnh thức được.

Vua Diệu Trang Nghiêm tức thì giao nước cho em, rồi cùng phu nhân, hai người con và các quyến thuộc, ở trong Phật pháp xuất gia tu hành.

Xuất gia rồi, trong 84.000 năm, thường tinh tấn tu hành theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa; sau đó được tam muội “Nhất thiết Tịnh Công đức Trang Nghiêm”. Được tam muội rồi, liền bay lên hư không, cao bảy cây đa-la mà bạch Phật: Thế Tôn! Hai người con của con đây đã làm Phật sự, dùng thần thông biến hóa xoay tâm tà của con, khiến con an trụ trong Phật pháp mà được thấy Thế Tôn. Hai người con ấy là thiện tri thức của con, vì muốn phát khởi căn lành đời trước, làm lợi ích cho con, nên đến sanh vào nhà con.

Phật Vân Lôi Âm bảo nhà vua:

-Đúng thế! Đúng thế! Quả như lời ông nói, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trồng cội lành, thì đời đời được gặp hàng thiện tri thức hay làm Phật sự, chỉ dạy cho sự lợi ích vui mừng, khiến vào đường Vô Thượng Giác.

Đại Vương nên biết! Nhân duyên lớn nào mà giáo hoá, dìu dắt làm cho được thấy Phật, phát tâm Vô Thượng Giác thì đó là thiện tri thức.

Đại Vương! Đại Vương thấy hai người con này chăng? Hai người ấy đã từng cúng dường 65 trăm ngàn muôn ức hằng hà sa đức Phật, thân cận cung kính chư Phật, nơi chỗ chư Phật ở, thọ trì kinh Pháp Hoa thương tưởng những chúng sanh tà kiến mà khiến cho họ trụ trong chánh kiến.

Vua Diệu Trang Nghiêm, từ trên hư không xuống, tán thán công đức Như Lai xong, liền bạch Phật:

-Thế Tôn! Thật là chưa từng có, pháp của Như Lai đầy đủ những công đức vi diệu làm nên Phật sự không thể nghĩ bàn, dạy răn việc làm, khiến được an ổn rất hay. Từ nay, con nguyện không còn theo “tâm hành” của mình nữa, chẳng sanh lòng tà kiến, ngạo nghễ, giận hờn.

Thưa xong, vua làm lễ rồi lui ra.

Vua Diệu Trang Nghiêm phát tâm tu hành liền giao triều đình, đất nước lại cho người em rồi cùng với Hoàng hậu, hai người con và quyến thuộc xuất gia quy y theo Phật. Tại sao kinh điển thường dùng những hình ảnh như vua chúa, hoàng tử, hoàng hậu hay vương tôn công tử đi xuất gia để làm thí dụ cho đại chúng? Thế thì không lẽ người dân thường không xứng đáng xuất gia hay sao? Thật ra trong Phật giáo không hề có phân biệt phải là vua chúa hay những người quyền quý mới được xuất gia vì đạo Phật là đạo bình đẳng và ai cũng đều có Phật tánh như nhau. Nhưng lý do chính là vì ông hoàng bà chúa thường thì bản ngã và ngã sở hữu của họ quá to lớn hơn người thường nên việc buông xuống, bỏ tất cả sẽ không phải là việc dễ thực hành. Thử nghĩ chúng ta chỉ có một căn nhà nhỏ, một vài cái chén đôi đủa mà còn buông xuống không được huống chi một ông vua nắm trong tay cả một giang san, quyền thế tối thượng, tiền bạc vô kể và biết bao những danh vọng khác thì bỏ hết xuống trở thành một Khất sĩ, đi xin cơm hằng ngày là một thử thách vĩ đại, một hành vi quá cao thượng, không phải ai cũng có thể làm được. Vì vậy người nào muốn có được giải thoát giác ngộ thì người đó phải có một ý chí, nghị lực vô cùng vĩ đại. Một người có cuộc sống giàu sang phú quý đệ nhất thế gian mà chấp nhận bỏ hết để trở thành “Nhất bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du” là một hành động cực kỳ hiếm có. Nhưng đây chính là chất liệu vạn năng giúp người đó hoàn thành bổn nguyện tức là có giải thoát giác ngộ và chứng đắc chân lý Vô Ngã. Đây là bài pháp thứ nhì đức Phật đã giảng cho nhóm ông Kiều Trần Như sau bài kinh thứ nhất Tứ Diệu Đế để chuyển bánh xe pháp.

Cứu cánh của đạo Phật là giải thoát mà muốn có giải thoát thì phải chứng chân lý Vô Ngã để thực sự nhận biết rốt ráo rõ ràng rằng trong ta không hề có “Cái Ta” hay “Cái của Ta”. Khi ấy trí tuệ bừng sáng mà nhận chân rằng:

-Thân thể này không phải là tôi, là của tôi.

-Những cảm thọ sướng khổ cũng chẳng liên quan gì đến cái tôi.

-Cái tâm đang quán sát cũng không phải là linh hồn của tôi.

-Và tất cả những đối tượng của tâm như ý thức và hành thức cũng không phải là của tôi.

Ngày xưa sau khi thành đạo, đức Phật về lại thăm gia đình và thuyết giảng về đạo lý cứu khổ, giải thoát, dì mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-Đề, công chúa Da-du-đà-la và biết bao nhiêu mệnh phụ phu nhân khác từ bỏ hết áo quần cao sang, vứt bỏ hết nữ trang và thay vào đó bằng những chiếc áo cà sa. Đó là chưa kể biết bao công tôn vương tử khác cũng đi theo bước chân của Phật. Vì vậy có buông xuống mới biết thế nào là vô ngã. Tâm vô ngã, thân vô ngã và thế gian vũ trụ cũng là vô ngã, không có gì thuộc về Ta hay thực sự là của Ta cả.

Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng, tay chỉ trời, tay chỉ đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ:

Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Vô lượng sanh tử

Ư kim tận hỷ.

Dịch là:

Trên trời dưới trời

Ta là người duy nhất

Kiếp này là kiếp cuối cùng của ta

Vì không còn sinh tử nữa.

“Ngã” đây phải được hiểu là chấp ngã, là dính mắc, là bị ràng buộc đủ mọi thứ. Chấp ngã có gốc rễ từ tham, sân, si. Tùy theo cường độ tham sân si nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà thọ sanh nơi các cõi trời (thiên thượng) hay đọa ở các cõi địa ngục (thiên hạ). Các cõi trời được xem như ở trên, các cõi địa ngục được xem như ở dưới; mặc dù không hẳn là vậy, nhưng chúng sanh đã hiểu vậy, Phật tùy theo đó để khai thị. Từ đó, câu “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có thể hiểu rằng : Ta từ vô lượng kiếp đến nay, nhiều khi sanh lên các cõi trời, lắm lần đọa vào các địa ngục, đầu dây mối nhợ không do đâu khác hơn là tham sân si đẩy đưa đến ngã chấp mà không thấy rõ bản chất vô ngã, duyên sanh từ thân tâm đến hoàn cảnh chung quanh. Ðó là lời khai thị và cũng là lời cảnh cáo ngay từ buổi bình minh của đời Ngài.

Hãy lắng nghe đức Phật diễn tả lại cuộc hành trình đó trong kinh Pháp Cú câu 154:

 “Ta đi lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà chưa gặp kẻ làm nhà. Nay ta đã gặp ngươi rồi, ngươi đừng hòng cất nhà thêm được nữa, những đòn tay, những cột kèo, những rui mè... của ngươi đã bị mục rã cả rồi...”

Kẻ làm nhà đây là tham lam ái dục, độc đầu tiên trong tam độc. Nhà là chiếc thân do ngũ uẩn chung hợp. Cột kèo... là những phiền não nhiễm ô. Mục rã rồi tức đức Phật đã chinh phục, đã vượt lên trên, đã đứng ngoài sự chi phối của chúng. Nói rõ hơn là đã thành tựu tuệ giác siêu việt. Không còn bị nghiệp lực đẩy đưa đây đó mà chỉ có nguyện lực độ sanh. Do vậy Ngài tuyên bố: 

“Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ”. Vì chưa tìm ra nguyên nhân, nên trải qua vô số kiếp ta phải chịu sanh tử luân hồi. Nay đã thấy rõ nguyên nhân và nhất là đã có phương pháp diệt trừ thì sanh tử luân hồi không còn chi phối ta được nữa. Vì vậy không thật chứng chân lý Vô Ngã là còn sinh tử.

Nhờ tinh tấn tu hành dụa theo kinh Pháp Hoa, vua Diệu Trang Nghiêm chứng được “Nhất thiết tịnh công đức trang nghiêm tam muội” tức là chánh định mà trong đó tất cả công đức đều được thanh tịnh trang nghiêm. Việc tu hành của nhà vua được thành tựu như hôm nay là do hai người con làm Thiện tri thức tạo duyên lành giúp nhà vua phát khởi căn lành.  Nếu không có hai đứa con khuyên hóa thì nhà vua vẫn còn chìm đắm trong bể khổ sông mê, không tìm ra lối thoát. Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí cũng xác nhận là đúng như vậy bởi vì nếu chúng sinh biết gieo trồng căn lành thì trong nhiều đời sẽ gặp các bậc Thiện tri thức.

Người đệ tử Phật phải nhận thức rằng gặp gỡ thiện tri thức, làm tăng thượng duyên dắt dẫn cho nhau đi trên đường giải thoát giác ngộ, đó không phải là việc ngẫu nhiên. Nhưng người Phật tử cũng không được tin đó là định mệnh an bày hay sự ân sủng của một thế lực siêu nhiên. Mà đó chính là kết quả do ta đã gieo hạt tốt, trồng cây lành ở đời này hay đời khác. Một lần nữa, đoạn kinh này nhắn nhủ rằng không có hiện tượng tinh thần hay vật chất nào ra ngoài nhân quả cả.

Nếu dựa theo Sự tướng mà nói thì vai trò của bậc Thiện tri thức rất quan trọng cho những ai tha thiết đi trên con đường giải thoát giác ngộ. Họ là những bậc thầy đạo hạnh, những người bạn đạo chân thành biết chia sẽ những kinh nghiệm từng trải trong cuộc hành trình hướng về thanh tịnh hóa thân, tâm.

Còn dựa theo Lý tánh thì A lại da thức có được thanh tịnh sáng suốt, chuyển thành Như Lai Tạng bản thể là nhờ ý thức và tiền ngũ thức hướng dẫn và chuyển. Vì vậy, A lại da thức có chuyển được sang Đại Viên Cảnh Trí là nhờ nương theo sự huân chuyển của ý thức thành ra Diệu quan sát trí và tiền ngũ thức thành ra Thành sở tác trí. A lại da thức ở đây được biểu trưng qua hình ảnh của vua Diệu Trang Vương tán thán hai người con Tịnh Nhãn, Tịnh Tạng, là hai vị Thiện tri thức của mình.

Thêm nữa, tuy người thiện tri thức làm tăng-thượng-duyên ấy, với bản thân họ, cũng không phải chuyện ngẫu nhiên. Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí nói với vua Diệu Trang Nghiêm rằng: “ Hai người con này của Đại Vương đã đồng cúng dường 65.000 muôn ức na-do-tha hằng hà sa các đức Phật, gần gũi, cúng dường, và thọ trì kinh Pháp Hoa, thường thương tưởng những chúng sanh tà-kiến mà làm người thiện tri thức để khiến cho họ được chánh kiến.

Thiện tri thức có ba hạng:

-Giáo thọ Thiện tri thức là những bậc thầy hướng dẫn, giảng giải kinh điển.

-Đây là trường hợp của Tịnh Nhãn và Tịnh Tạng đã tu trước làm cho vua Diệu Trang Vương thấy được sự hiệu quả của việc tu hành biểu trưng qua sự an lạc thanh tịnh Niết bàn khiến nhà vua thán phục. Vì vậy Tịnh Nhãn và Tịnh Tạng là Thiện tri thức của vua Diệu Trang Vương.

-Đồng hạnh Thiện tri thức: là những người cùng tu với nhau, cùng chung một lý tưởng tu hành.

Đạo Phật không chấp nhận bất cứ việc gì tự nhiên hay ngẫu nhiên mà có mà phải có nguyên nhân. Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí nói với vua Diệu Trang Nghiêm rằng: “ Hai người con này của Đại Vương đã đồng cúng dường 65 trăm ngàn muôn ức na-do-tha hằng hà sa các đức Phật, gần gũi, cúng dường, và thọ trì kinh Pháp Hoa, thường thương tưởng những chúng sanh tà-kiến mà làm người thiện tri thức để khiến cho họ được chánh kiến”. Nhưng làm thế nào để thân cận cúng dường đến mấy tỷ tỷ chư Phật cho được? Và phải tìm Phật ở đâu?

Nếu nói theo “Sự Tướng” thì có đến mấy tỷ tỷ vị Phật khắp mười phương pháp giới, nhưng trên thực tế thì điều này không bao giờ thực hiện được. Không lẽ kinh nói sai? Phật mà kinh diễn tả ở đây không phải là Ứng thân Phật như đức Thích Ca Mâu Ni mà là Pháp thân thanh tịnh đã có sẵn trong mỗi chúng sinh. Mỗi khi ta có ý niệm lành là ta đã cúng dường cho một vị Phật. Một lời nói đẹp là ta cúng dường cho một vị Phật nữa. Một cử chỉ thân ái là ta cũng cúng dường cho một vị Phật đó. Do đó hằng ngày trong ta có muôn vàn ý niệm, lời nói và hành động, nếu biết chuyển thân, khẩu, ý cho thanh tịnh thì chúng ta đã cúng dường cho vô vàn vị Phật rồi đó. Tóm lại, nếu chúng ta có chánh niệm, chánh tư duy thì mỗi ngày chúng ta cúng cho hằng hà sa số Phật. Ngược lại nếu chạy theo vô minh phiền não thì cũng ngày đó, chúng ta biến hóa ra muôn vàn cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Phải hiểu rằng chư Phật mà kinh nói là “Nhất niệm tương ưng nhất niệm sanh. Niệm niệm tương ưng niệm niệm sanh” nghĩa là một niệm tương ứng với tâm thanh tịnh thì niệm đó là niệm Phật, niệm trong sáng để vãng sanh sang cõi cực lạc. Còn nếu có thể làm liên tục những niệm trong sáng thì chính mình đang ở trong thế giới cực lạc rồi.

Bây giờ nói theo “Lý tánh” thì hai vị Hoàng tử cúng dường tỷ tỷ chư Phật là muốn nói rằng ý thức và tiền ngũ thức rất quan trọng. Bởi vì Tri Kiến Phật ở trong ý thức và tiền ngũ thức cho nên nếu biết huân tu để nhận ra Tri Kiến Phật thì từ đó ý thức và tiền ngũ thức sẽ chuyển dần dần Tri Kiến Phật đến với A lại da thức. Sau cùng A lai da thức sẽ chuyển hóa thành ra Bạch Tịnh thức hay Như Lai Tạng.

Sau cùng nhà vua nói Từ nay, con nguyện không còn theo ‘ tâm hành’ của mình nữa, chẳng sanh lòng tà kiến, ngạo nghễ, giận hờn”.

Tâm hành là ám chỉ cho những chủng tử do ý thức và tiền ngũ thức huân tập rồi được Mạt na thức chuyển vào trong A lại da thức. Có thể hiểu A lại da thức như là cái kho và Mạt na thức là người giữ kho. Khi chủng tử đã ở trong A lại da thức thì nó bắt đầu khởi ra hiện hành. Nếu chủng tử tốt thì khởi hiện hành tốt và chủng tử xấu thì khởi hiện hành xấu. Chủng tử khởi hiện hành rồi hiện hành huân thành chủng tử, chu kỳ này cứ tiếp diễn vô cùng vô tận. Do đó không còn theo tâm hành nghĩa là không còn theo những chủng tử nên sẽ không còn sanh lòng tà kiến, nghạo nghễ, giận hờn nên tâm được thanh tịnh, có an vui tự tại.

Phật bảo đại chúng:

-Ý các ngươi nghĩ sao? Vua Diệu Trang Nghiêm đâu phải người nào lạ, chính nay là Bồ-tát Hoa Đức hiện ở trước Phật đó. Tịnh Đức phu nhân nay chính là Quang Chiếu Trang Nghiêm Tướng Bồ Tát hiện đang ở trước Phật. Hai người con là Bồ-tát Dược Vương và Dược Thượng vậy. Hai Bồ-tát này đã thành tựu các công đức lớn như thế, ai mà biết danh tự của hai Bồ-tát đó, thì đáng cho nhân dân lễ lạy.

Lúc Phật nói phẩm “ Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự” này, có 84.000 người xa trần lụy, rời cấu nhiễm, ở trong các pháp, được các pháp “nhãn tịnh”.

Đến đây đức Phật đã kể xong câu chuyện vua Diệu Trang Nghiêm và gia đình về những công hạnh tu hành cách đây vô lượng vô biên A-tăng-kỳ hằng sa kiếp ở vào thời Phật Vân Lôi Âm. Gieo nhân lành thì ắt nhận quả tốt cho nên vua Diệu Trang Vương ngày xưa chính là Bồ Tát Hoa Đức đang ở trước đức Phật Thích Ca hiện tại. Hai vị Hoàng tử Tịnh Nhãn và Tịnh Tạng nay là Dược Vương và Duợc Thượng Bồ Tát. Dược Vương bây giờ là vua thầy thuốc và Dược Thượng là thầy thuốc bậc trên để giúp chúng sinh trị hết những tâm bệnh như tham lam, si mê, giận hờn, mạn nghi, bỏn xẻn…phát xuất từ ý thức và tiền ngũ thức.

Tuy cơ quan phát ra và tạo thành nghiệp gồm có: thân, khẩu, ý, nhưng trong 3 thứ nầy, quan trọng nhứt là “Ý”. Ý nghiệp, là những suy tính, so đo phân biệt, Duy Thức Học gọi nó là “liễu biệt cảnh thức”. Ý là chủ động tạo nghiệp. Khi ý nghĩ điều lành, thì nó thúc đẩy cái miệng nói ra điều lành và cái thân làm điều lành. Ngược lại, khi ý nghĩ điều xấu ác, thì nó xúi giục cái miệng nói điều xấu ác hung dữ và thân hành động tàn bạo độc ác. Chính ba nghiệp nầy là động cơ tạo thành thiên đường hay địa ngục ở thế gian. Tất cả mọi khổ vui của con người, từ cá nhân, đến đoàn thể, nói rộng ra là tất cả nhân quần xã hội khắp năm châu bốn biển, đều do thân, khẩu, ý tạo ra cả. Cho nên, trong nhà Phật rất chú ý đến 3 nghiệp quan trọng nầy. Sự tu hành của người Phật tử, Phật dạy không cần tu đâu xa, chỉ cần tu chuyển đổi ở nơi 3 nghiệp nầy. Chuyển đổi 3 nghiệp ác thành 3 nghiệp lành. Như trước kia, chúng ta hay nghĩ xấu ác rồi nói năng hành động xấu ác, như miệng chửi rủa, mắng nhiếc, thân hành động tà hạnh, cướp của, giết người v.v… nay biết tu hành, chúng ta nên chuyển đổi lại quyết định không gây tạo những điều xấu ác đó nữa. Đó là chúng ta khéo biết tu và khéo chuyển 3 nghiệp.

Vì vậy, khi chúng sinh biết chuyển ý thức và tiền ngũ thức tức là chuyển thân, khẩu, ý thành ra thanh tịnh thì tất cả tâm bệnh đều bị tiêu trừ. Đó là công hạnh của hai vị Bồ Tát Dược Vương và Dược Thượng nghĩa là chuyển cái xấu, bất thiện, cái tà thành ra cái hay, cái tốt, cái chính cho nên công đức của họ rất lớn, quá thù thắng khiến cho trời người cùng lễ lạy.

Nhưng trọng tâm của phẩm này là phá Thức uẩn, là một thành phần trong thân thể ngũ uẩn của con người. Trong kinh Lăng Nghiêm cũng có đoạn gọi là ngũ uẩn ma. Chính ngũ uần tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn che lấp Tri Kiến Phật có sẵn nơi mọi người, khiến cho con người sống trong điên đão khổ đau.

Tuy Bát Nhã Tâm Kinh vỏn vẹn có 260 chữ, nhưng quan trọng nhất của Tâm Kinh vẫn nằm ở câu đầu: "Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thế khổ ách". Đoạn kinh Bát Nhã này chú trọng đến vấn đề thoát khổ. Con người sẽ thoát khổ, theo Bát-nhã, khi thực hành trí tuệ Bát-nhã sâu xa,  soi rọi rõ ngũ uẩn là Vô ngã tức là Không. Thấy biết ngũ uẩn là Vô ngã là thấy biết tất cả các pháp là Vô ngã nghĩa là khổ là Vô ngã và người cảm thọ khổ cũng là Vô ngã, bởi cả hai đều là duyên sinh. Như thế rõ ràng, không thực có khổ, cũng không thực có cái gọi là con người thọ khổ, thì hẳn là không còn có một thứ khổ ách nào ràng buộc cả. Quan trọng nhất là chúng sinh thấy rõ ngũ uẩn là Vô ngã thì không còn chấp thủ ngũ uẩn là mình, là của mình, hay là tự ngã của mình. Chấp thủ diệt thì ái diệt, khổ diệt. Đấy là đường vào giải thoát.

Phá tan ngũ uẩn thì lúc đó Tri Kiến Phật hiển hiện tức là sống với chân lý hằng sáng cũng như mây tan thì trời sáng hay đào ao có nước thì ánh trăng hiện xuống mà không cần mong chờ trông đợi gì hết. Ngày xưa chính đức Phật đã chứng chân lý Vô Ngã dưới cội Bồ Đề mà có giải thoát giác ngộ. Từ đó Ngài nhận biết rốt ráo rõ ràng rằng trong ta không hề có “Cái Ta” hay “Cái của Ta”. Khi ấy trí tuệ bừng sáng mà nhận chân rằng:

-Thân thể này không phải là tôi, là của tôi.

-Những cảm thọ sướng khổ cũng chẳng liên quan gì đến cái tôi.

-Cái tâm đang quán sát cũng không phải là linh hồn của tôi.

-Và tất cả những đối tượng của tâm như ý thức và hành thức cũng không phải là của tôi.

Ngũ uẩn đã phá thì con người sẽ sống vô cùng an vui tự tại thanh tịnh Niết bàn và dĩ nhiên con đường đi đến đến Phật quả không còn khó khăn nữa.

Đến đây là chấm dứt xong phần “Nhập” Tri Kiến Phật. 

∆ TOP | NEXT