A Di Đà Phật! Kính chào quý khách ghé thăm 

 

 

Bốn Khoa Bảy Đại Vốn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng

 

 



Lời Nói Đầu
Phần Giới Thiệu
Đề Mục Kinh
Nhân Duyên Và Thời Điểm Phật Nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Phần Chánh Tông
Bảy Đoạn Phật Hỏi Về Tâm Chỉ Rõ Tánh Thấy
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Nhất
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Hai
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Ba
A Nan Đã Hiểu Được Chơn Tâm Nhưng Chưa Dám Nhận
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Tư Và Thứ Năm
A Nan Nghi "Chơn Tâm" Đồng Với Thuyết "Tự Nhiên" Của Ngoại Đạo Do Nhận Thức Sai Lầm Khiến Cho Con Người Bỏ Mất Bản Tâm Thanh Tịnh Bản Giác Thường Trú Của Mình
Tánh Thấy Ngoài Hai Nghĩa : Hòa Hợp Và Không Hòa Hợp
Bốn Khoa Bảy Đại Vốn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng
Ngũ Uẩn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Như Lai Tạng
Sáu Nhập Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng
Mười Hai Xứ là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng
Bảy Đại Là Hiện Tượng Biểu Hiện Của Như Lai Tạng
Giác Ngộ Và Phát Nguyện
Phật Thuyết Minh Tánh Của Các Đại Vốn Không Ngăn Ngại Gì Nhau, Nhằm Khai Thị Chơn Lý - Sắc Không, Không Sắc.
Phật Khai Thị Nguồn Gốc Duyên Khởi Của Hiện Tượng Vật Chất
Phật Chỉ Hai Nghĩa Quyết Định
Dựa Vào Nhơn Tu Mà Suy Biết Quả Sơ Chứng
Chỉ Rõ Chổ Hư Vọng Của Sáu Căn
Phật Bảo Đánh Chuông Để Chứng Nghiệm Tánh Nghe Của Nhĩ Căn Là Thường Còn
Nương Chổ Ngộ Mà Viên Tu
Chỉ Một Cái Khăn Mà Sáu Lần Cột Thì Thành Sáu Gút. Mở Hết Sáu Gút Một Cũng Không Còn
Gạn Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông
Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Phật Bảo Văn Thù So Sánh Chọn Căn Ưu Việt Nhất
So Sánh Sự Ưu Khuyết Của Sáu Trần, Năm Căn, Sáu Thức Và Bảy Đại

- CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ.


- NIỀM TIN PHẬT GIÁO


-
VÀI NÉT VỀ NỘI TÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

A Nan! Ông còn chưa rõ tất cả các tướng huyển hóa nơi tiền trần, ngay đó sinh ra, ngay đó diệt mất, huyển vọng nên gọi là tướng, nhưng tánh chân thật vốn là thể giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu (Diệu giác minh thể). Như vậy cho đến ngũ uẩn, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt. Sao ông không biết sinh diệt đến đi vốn là Như Lai tạng thường trú sáng suốt nhiệm mầu, là tánh chân như vi diệu tròn đầy, không lay động. Ở trong tánh chân thường ấy mà cầu những tướng đến đi, mê ngộ, sinh tử hoàn toàn không thể được.


Không phải ngày nay con người mới nhức đầu để cố tìm ra câu trả lời cho vấn đề là “hiện tượng vạn hữu do gì sanh” mà thật ra hễ có con người là có có câu hỏi này rồi. Từ đó mới phát sinh ra vô số tôn giáo và triết lý để giải thích dựa theo quan niệm và chủ kiến của họ. Có tôn giáo cho rằng tất cả nhân sinh vũ trụ này đều do bàn tay nhiệm mầu của thượng đế tạo dựng. Hễ bất kỳ cái gì không cắt nghĩa được thì họ dán cái nhãn hiệu thượng đế vào. Chúng ta đang sống trong thế kỷ thứ 21, thời kỳ mà khoa học gần như có thể giải thích phần lớn những hiện tượng của nhân sinh vũ trụ thì những giáo điều này có lẻ không còn thích hợp nữa. Tin tưởng mù quáng thật ra còn tệ hại hơn là không tin tưởng gì hết.

Còn nếu cho rằng thế gian vũ trụ tự nhiên có thì lý luận như vậy làm sao đứng vững được bởi vì không có cái gì trên thế gian mà tự nhiên có được. Không làm thì làm sao có ăn, không uống nước thì làm sao khỏi khát. Vậy phải chăng nhân sinh vũ trụ có được là dựa theo thuyết nhân duyên sinh của đạo Phật? Đó là cái này sinh cái kia sinh và cái này diệt thì cái kia cũng diệt. Nếu dựa theo thế giới của hiện tượng tức là thế giới hữu vi thì tất cả mọi vật thể tác dụng lẫn nhau, trùng trùng duyên khởi mà tác tạo. Thế mà chính Đức Phật đã khẳng định bác bỏ đây không phải là giáo lý tối thượng liễu nghĩa. Tại sao?

Vì tất cả sự tác dụng qua lại này chỉ là thế giới Hiện tượng tức là thế giới sinh diệt trong khi thế giới của Bản thể tức là thế giới vô vi thanh tịnh mới chính là cội nguồn phát sinh ra thế giới hiện tượng này. Đó là Bất biến Tùy duyên nghĩa là từ thế giới Bản thể một khi hội đủ nhân duyên thì tạo thành con người, thú vật, cây cỏ, núi sông, nhà cửa, xe cộ, mặt trăng, mặt trời… Nhưng khi duyên tan, duyên hết thì từ thế giới Hiện tượng trở lại với tự tánh bản thể ban đầu. Đó chính là Tùy duyên Bất biến. Bởi vậy con người này chết con người khác sinh, hành tinh này sinh có hành tinh khác diệt cho nên không có gì thật sinh hay thật diệt cả mà chỉ nằm trong chu kỳ sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận mà thôi.

Đây cũng là ý nghĩa của chữ Như Lai Tạng bởi vì Như là bất động, bất biến tức là thể tánh chơn như, Lai là tùy duyên mà biến hóa tạo tác, còn Tạng là cái kho chứa những chủng tử, hạt giống để duyên khởi ra bốn khoa vô cùng vô tận. Nói chung thì tất cả hiện tượng đều là hiện tượng của bản thể và không bản thể nào ngoài hiện tượng được tuy hai nhưng mà một tức là Bất nhị. Vì thế Như Lai Tạng còn được gọi Pháp giới nhất chân. Nhưng để tránh ngộ nhận về chữ nhất chân, bởi vì nếu có nhất thì phải có hai, có ba…, nên có một danh từ đặc biệt để gọi Pháp giới Nhất chân mà không còn phân biệt đối đãi là Pháp giới Bất nhị. Đứng về phương diện thời gian từ vô thỉ đến vô chung, nếu con người khái niệm tới đâu thì pháp giới có tới đó. Còn đứng về khía cạnh không gian thì Pháp giới Bất nhị bao trùm khắp cả mười phương thế giới vô cùng vô tận.


Như Lai Tạng (Tathagata garbha) còn gọi là Như Lai chủng tánh tức là pháp tánh, là chơn như, là Phật tánh… Tạng là cái kho để chứa tất cả những chủng tử (hạt giống) của vạn pháp và từ những chủng tử này mới sinh khởi ra bốn khoa (ngũ uẩn, lục nhập, mười hai xứ và mười tám giới) và cũng là cái bọc chứa để giấu kín, che phủ phiền não mê lầm và cũng giấu kín, che phủ Phật tánh là cái mầm giác ngộ vốn có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh. Tạng cũng là chất chứa cho nên Như Lai Tạng là chất chứa mọi công đức quyền năng của Như Lai, là tất cả pháp do Phật giảng giải kết hợp lại thành Như Lai Tạng. Vì thế mà Như Lai Tạng cũng là thức thứ tám tức là A lại da thức.


Đứng về mặt ô nhiễm, Như Lai Tạng là tượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt. Còn dựa theo phía thanh tịnh, Như Lai Tạng là biểu hiện cho Niết bàn giải thoát. Trong Khởi Tín Luận, Như Lai Tạng được gọi là “pháp giới đại tổng tướng” nghĩa là nhiếp thâu các pháp của toàn bộ pháp giới gồm có nhiễm và tịnh. Tịnh là chơn như, nhiễm là vô minh, nhưng chân như và vô minh kết thành một khối bất khả phân ly trong tâm của chúng sinh. Do đó, nếu chúng sinh biết tháo gỡ tất cả những sở tri chướng và phiền não chướng thì sẽ có Niết bàn an lạc, ngược lại nếu chúng sinh chạy theo tham đắm dục tình thì dĩ nhiên phải chịu sinh tử trầm luân. Thêm nữa, đứng về mặt tuyệt đối, Như Lai Tạng là chơn như, là cái tâm bất sinh bất diệt, tâm ấy là tâm nhất thể và nhiếp thâu tất cả pháp thế gian cũng như xuất thế gian. Còn về mặt tương đối, Như Lai Tạng gồm có: Tự thể là tương đồng với bản thể, Tự tướng là cái tướng của tự thể và Tự dụng là công năng sinh ra nhân quả lành thế gian và xuất thế gian.


Khi nói tâm động thì đây chúng ta muốn nói đến tướng động tức là Như Lai Tạng động, nhưng tự thể của tâm thì không động. Thí dụ, vì có gió (phiền não, vô minh) làm cho nước biển (tánh giác) nổi sóng (tâm thức). Thế thì sóng và gió đều động và không rời nhau, nhưng tánh nước không động khi gió hết sóng lặn. Do đó nếu tướng của nước động nên mới có sóng lớn sóng nhỏ nhấp nhô, còn tướng của tâm tức là Như Lai Tạng thì cũng thế. Nếu tướng của tâm động thì sóng thức dấy khởi, đợt này tan đợt khác đến liên tiếp mãi không ngừng nên có tâm sinh diệt (tàng thức). Chính cái tàng thức (A lại da) thức này sinh ra sinh diệt tâm và cũng từ A lại da thức này hiển lộ Chân như tâm (Như Lai Tạng).


Tất cả vạn pháp trên thế gian này đều là các tướng huyển hóa nơi tiền trần. Thí dụ như nhà cửa, xe xộ, mặt trăng, mặt trời, con người, thú vật, hoa lá, biển rộng, sông hồ, ngay cả khoáng vật đều là tướng giả huyển. Tại sao? Bởi vì vạn pháp có được là do duyên sanh đến khi duyên hết thì nó phải bị tan hoại. Con người của chúng ta cũng thế, trước khi kết tinh thì lục đại (đất, nước, gió, lửa) không gian và thức mỗi pháp ở mỗi nơi. Sau khi pháp này dung thông với pháp kia để cùng nhau làm Duyên khởi mà tạo thành con người. Nhưng mỗi pháp không có tự tánh nên con người là vô ngã tức là Không. Mà đã là vô ngã thì con người phải bị hoại diệt của luật vô thường. Vì thế bất cứ vật thể nào có hình tướng thì phải chịu cảnh sinh diệt nay có mai không nên kinh mới gọi đó là tướng huyển hóa.

Vì thế trong kinh Kim Cang Phật đã dạy rằng: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng, phi tướng tức kiến Như Lai” nghĩa là bất cứ vật thể nào có hình tướng, màu sắc thì chúng là giả huyển sinh diệt. Chỉ khi nào chúng sinh thấy được thật tướng của vạn pháp thì mới thấy được Phật. Tuy vạn pháp bên ngoài đều là tướng giả huyển, nhưng thật chất bên trong chúng rất thanh tịnh, tự tại, không ô nhiễm tức là thể tánh giác ngộ nhiệm mầu.

Thí dụ như lục căn của con người là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thì tự thể của chúng rất thanh tịnh, không ô nhiễm, nhưng tại sao cũng chính con người đó lại tạo ra bao nhiêu tội nghiệp để phải chịu quả báo luân hồi? Bởi vì con người còn chấp ngã, chấp pháp tức là còn sống trong vọng chấp của trần lao mà chạy theo tham đắm dục tình thì tâm thanh tịnh biến mất nên họ sống trong lo âu phiền não. Ngày xưa sau khi Đức Phật thành đạo thì Ngài cũng còn mắt tai mũi lưỡi thân và ý cũng như tất cả mọi chúng sinh khác, nhưng vì phá bỏ hoàn toàn chấp ngã, chấp pháp, chấp có chấp không nên Ngài có được vô thượng Niết bàn, vô thượng Bồ-đề.

Tuy nhiên mức độ thanh tịnh trong tâm cũng tùy thuộc vào khả năng diệt trừ vô minh phiền não của mỗi chúng sinh. Nếu có thể phá được chấp ngã, chấp pháp thì chúng sinh trở thành A la hán và nếu có thể phá hoàn toàn hết tất cả các chấp, ngay cả chấp về vi tế thì chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là thành Phật. Một thí dụ khác là núi cao rừng thẳm, hay hoa thơm cỏ lạ đâu có cái nào là ô nhiễm, bất tịnh đâu. Nhưng khi con người ngắm nhìn nó thì vọng tâm phát khởi lòng tham muốn, nên mới có tham hoa đắm sắc. Vậy tâm tham đắm, ô nhiễm là do tâm vọng thức chấp trước phân biệt tạo thành. Vì thế nếu cho rằng lục căn là nguyên nhân của tội lỗi là không đúng và ngay cả trời trăng mây nước cỏ cây hoa lá là nguyên nhân của tội lỗi thì cũng là sai vì chính nó là thể tánh tịnh minh.

Do đó, nếu con người có làm điều ác, gây ra lắm nghiệp căn cũng bởi do kiến chấp sai lầm về chân lý khiến họ thấy biết sai, nói sai, làm sai và sống cuộc đời bất thiện chớ không phải hễ là con người là có tội lỗi. Đây là cái nhìn độc đáo, một triết lý thậm thâm mà chỉ đạo Phật mới có cho nên trong kinh Pháp Hoa Đức Phật mới xác định rằng tất cả chúng sinh đã thành Phật bởi vì tự thể con người đâu có tội lỗi gì tức là trong họ luôn có Phật tánh vậy. Nói chung tánh thanh tịnh của các loài vô tình như trời trong mây nước, cỏ cây hoa lá… thì gọi là Pháp tánh. Còn tánh thanh tịnh, không tội lỗi vốn có của con người thì gọi là Phật tánh.

Phật tánh, Pháp tánh tuy nói là hai nhưng tựu trung vẫn là một tức là Bất Nhị bởi vì cả hai cùng là tự tánh thanh tịnh bản nhiên. Thí dụ như xăng có lượng Octane cao thì dùng chạy cho xe hơi thường, còn dầu cặn thì dùng chạy cho xe máy dầu (diesel). Tuy hai dạng khác nhau, nhưng công dụng đốt như nhau nên xăng thường hay dầu cặn thì cũng từ xăng mà ra tuy hai nhưng mà một.

Trong thế giới vũ trụ này hiện tượng vạn pháp duyên khởi và hình thành tất cả những tướng trạng khác nhau, nhưng cho dù vạn pháp có duyên khởi thành muôn hình vạn tướng thì tựu trung cũng không ngoài bốn khoa và bảy đại. Vậy bốn khoa là ngũ uẩn, sáu nhập, mười hai xứ và mười tám giới đều do nhân duyên giả dối hòa hợp mà sinh ra. Thân thể con người gồm có hai phần là thân xác và tâm linh. Phần thân xác có hình sắc nên gọi là sắc uẩn còn phần tâm linh vì không có hình sắc nên gọi là danh và gồm có: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Ngũ uẩn là năm cái ngăn che làm cho con người không nhận biết được tâm tánh của chính mình.

Ngăn che do hình tướng tức là thân và cảnh thì gọi là sắc uẩn; ngăn che do cảm giác thì gọi là thọ uẩn; ngăn che do nhớ lại các việc đã xảy ra thì gọi là tưởng uẩn; ngăn che do tâm niệm thay đổi thì gọi là hành uẩn và ngăn che do những tập quán sai lầm chứa chấp trong tiềm thức sâu kín thì gọi là thức uẩn. Sáu nhập là lục căn thu nạp tiền cảnh. Đó là mắt thì thu nạp sắc trần, tai thì thu nạp thanh trần, mũi thì thu nạp hương trần, lưỡi thì thu nạp vị trần, thân thì thu nạp xúc trần và ý thì thu nạp pháp trần. Mười hai xứ hay là mười hai chỗ tức là sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) duyên với sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý).

Sau cùng mười tám giới là mười tám cái riêng biệt nghĩa là sáu giới của căn (Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỷ giới, Thiệt giới, Thân giới và Ý giới) duyên với sáu giới của trần (Sắc giới, Thanh giới, Hương giới, Vị giới, Xúc giới và Pháp giới) mà phát sinh sáu giới của thức (Nhĩ thức giới, Tỷ thức giới, Thiệt thức giới, Thân thức giới và Ý thức giới). Thập bát giới nầy là bao trùm toàn thể thế giới nhân sinh vũ trụ tức là chính mười tám cảnh giới này chi phối toàn thể những gì mà con người thấy biết, nghe biết, ngửi biết, nếm biết, cảm xúc biết và do tâm ý biết.  Còn bảy đại chính là đất đại, nước đại, gió đại, lửa đại, không đại, kiến đại và thức đại.


1) Địa đại: là đất tức là chỉ cho phần vật chất vì thế nếu nói về con người thì sắc uẩn là địa đại tức là phần cứng như thịt, xương, gân, tóc….


2) Thủy đại là nước: Nếu nói về con người thì thủy đại là nước miếng, máu, nước đờm, tinh dịch… Còn nói chung thủy đại là nước biển, nước mưa, nước sông, nước hồ…


3) Hỏa đại là lửa: Lửa thì ở khắp mười phương thế giới dưới dạng năng lượng. Ở ngoài thì lửa dưới dạng ánh sáng mặt trời, bếp nấu, nồi ga, lò nguyên tử... Còn trong thân là hơi nóng để tạo năng lực cho toàn thân. Vì thế khi người chết, hỏa đại tan rã nên thân mới lạnh ngắt.


4) Phong đại là không khí vận chuyển để nuôi sự sống: Nếu con người không hít thở để mang Oxygen vào phổi để lọc máu đen thành máu đỏ thì làm sao sống được. Cũng như nếu không khí không di động thì khi con người thở khí CO2 ra rồi lại hít khí này vào thì sẽ chết ngay.


5) Không đại là không gian bao trùm khắp: Đối với Phật giáo, thì “Không”, không có nghĩa là không có. Trong thế giới vũ trụ bao la này tất cả những gì con người thấy biết được thì gọi là “Có” còn những gì không thấy biết thì gọi là không. Gọi là không vì mắt thường không thấy biết được chớ không phải là trống không rỗng tuếch hay không có gì hết như lông rùa, sừng thỏ. Thí dụ như trong không khí có hóa chất như Oxygen để cho con người thở, nhưng có ai thấy được nó đâu. Nếu không có Oxygen thì làm sao những loài động vật sống được. Vậy không sẽ thành có khi nhân duyên kết tụ. Đây chính là chân không diệu hữu nghĩa là khi duyên khởi thì từ cái không biến hóa một cách thần diệu thành ra tất cả.


6) Kiến đại là phần thấy biết thuộc về bản năng sinh tồn chớ không có lý trí: Những loài thượng cầm hạ thú chỉ có sáu đại ở trên mà không có thức đại. Chỉ con người là có đủ 7 đại mà thôi.


7) Thức đại là phần phân biệt tốt-xấu, thiện-ác, tội-phước, đạo đức- trụy lạc, tình cảm-lý trí, xa-gần, lớn-nhỏ…
: Nếu con người biết tu luyện, bồi dưỡng thì thức sẽ trở thành trí tuệ. Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức và Thân thức biến thành Thành sở tác trí nghĩa là trí có năng lực nhận biết cùng khắp rất thần diệu. Ý thức biến thành Diệu quan sát trí tức là trí có năng lực quan sát thâm diệu. Mạt na thức trở thành Bình đẳng tánh trí nghĩa là trí năng phát huy tính bình đẳng, không phân biệt  của vạn pháp. Sau cùng A lại da thức sẽ biến thành Đại viên cảnh trí tức là trí sáng như tấm gương lớn và tròn đầy như biển cả chân như.

Nói tóm lại, Như Lai Tạng chứa chất liệu của bốn khoa, bảy đại rồi từ chất liệu đó mới duyên khởi hình thành ra tất cả những hiện tượng như thế gian vũ trụ trong đó có hữu tình và vô tình chúng sinh. Nhân duyên hòa hợp vọng gọi là sanh, nghĩa là khi nhân duyên tương ứng với nhau thì bấy giờ từ trong bản thể Như Lai Tạng vọng được sinh ra. Nếu không phải là vọng thì nó phải tồn tại vĩnh viễn trong mọi không gian và thời gian, nhưng cái sinh này có tánh cách giai đoạn, nhất thời nên mới nói là vọng.

Thí dụ như khi hội đủ nhân duyên con người được kết tạo và sinh ra trên thế gian này, nhưng vì thân này là vọng, là giả huyển, là không thật, không bền chắc nên đâu có ai bảo đảm là khi nào mình sẽ chết. Có người 50 tuổi đã chết, có người may mắn hơn thì sống đến 70, hay 80. Nhưng cho dù con người có sống đến bao nhiêu tuổi đi chăng nữa thì cũng bởi do nhân duyên mà được. Nhân duyên hòa hợp thì sống, còn nhân duyên ly tán thì chết, chớ con người không làm chủ được nó. Vì thế nếu thế gian vũ trụ là thật thì con người đâu có chết, nhà cửa, xe cộ đâu có hư hại. Trước những hiện tượng sinh sinh diệt diệt, có tan có hợp này thật ra chỉ là sự biến dịch rất mầu nhiệm của Như Lai Tạng.

Nói một cách khác là không có một pháp nào trên thế gian này mà thật sinh hay thật diệt cả. Con người dù có chết đi thì cũng như “hiện tượng” trở về với “bản thể” và sau đó khi hội đủ nhân duyên thì từ bản thể phát sinh ra hiện tượng tức là có tái sinh. Thế thì có người nào thật chết đâu mà phải sợ cho nên vấn đề sinh tử, tử sinh là chuyện bình thường đối với người đệ tử Phật. Vì vậy sinh ra để rồi diệt, diệt để rồi lại sinh và cứ thế mà lang thang lẩn thẩn mãi trong sinh tử luân hồi. Do đó con người cũng như tất cả vạn vật trên thế gian này ví cũng như vầng mây tan hợp, đến rồi đi, chia biệt để có tương phùng vậy thôi.


Và sau cùng trong Như Lai Tạng tìm cho ra sinh tử mê ngộ đến đi cũng không thể được. Tại sao? Đối với tuệ nhãn của chư Phật thì trong thế gian vũ trụ này không tìm đâu ra cái sinh tử đến đi cả bởi vì sinh để rồi diệt và diệt rồi để lại sinh thì sinh diệt hay diệt sinh đâu có mất mát gì. Vì thế mà sinh thì cũng không vui và diệt thì cũng chẳng có gì đau xót. Con người có mê lầm vọng chấp cũng bởi do khách trần phiền não bên ngoài chớ không phải cái “thường có” bên trong cho nên cái mê lầm này không phải là thật mê.

Ngày nay người đệ tử Phật thường tâm niệm rằng tu học là để đoạn trừ phiền não thì đây chỉ là giáo lý phương tiện cho những người sơ cơ mới vào đạo bởi vì phiền não làm gì thật có để mà đoạn trừ. Mà không mê thì tìm đâu ra ngộ vì thế mà dưới tuệ nhãn cũa Như Lai không bao giờ có mê ngộ. Thí dụ như một người bị nhặm mắt thì nhìn lên trời thấy hoa đóm, nhưng trong hư không làm gì có hoa đóm. Một thí dụ khác là khi chưa chứng đạo thì người tu Phật mong chờ, hy vọng được chứng đạo vì nghĩ rằng đó là cái gì cao xa huyền diệu, nhiệm mầu. Nhưng khi hóa giải hết phiền não vô minh để chứng đạo rồi thì rốt cuộc chẳng có chứng đắc cái gì cả. Tại sao? Bởi vì con người khi biết thức tỉnh thì không làm những chuyện sai trái vì biết nó là sai trái, là nguyên nhân của đau khổ nên gọi là “ngộ” chớ thật “có ngộ” gì đâu.

|