Mặc dù đạo Phật không rời
thế gian, nhưng không có nghĩa là con người cứ bám chặt, chấp
thủ vào thế gian thì làm gì có giải thoát. Vì thế nếu lấy đạo
Phật là cái đạo “thoát tục” để điều hành việc “thế tục” thì
không thể thành được. Thí dụ, vào thời nhà Trần, khi quân Nguyên
xua đại hùng binh sang xâm chiếm nước ta, vua Trần Nhân Tông
nghe tin Hưng Đạo Vương thua chạy về Vạn Kiếp, liền ngự một
chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương, trong bụng lo sợ, mới bảo Hưng
Đạo Vương rằng:
- Thế
giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm
hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân.
Trần Hưng Đạo thấy thế bẩm với vua là:
- Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng
còn Tông Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém
đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng.
Vua nghe lời nói trung liệt như vậy trong lòng mới yên. Sau khi
đánh tan giặc Nguyên, nhà vua nhường ngôi lại cho con rồi lên
núi Yên Tử xuất gia và giao việc trị nước lại cho người khác.
Nước Tây Tạng từ khi các vị
Đạt-Lai Lạt-Ma điều hành xã hội thì cơ
chế trong nước càng ngày càng suy yếu đến khi Trung Cộng xua
quân vào thì không thể nào chống giữ nổi.
Mặc dầu Hoa Kỳ là nước chịu
ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo, nhưng hiến pháp đã khẳng định rõ
ràng là không được đem tôn giáo vào trong cơ chế lãnh đạo quốc
gia. Do đó Tổng Thống hay bất cứ nhân viên chính phủ nào muốn
tin vào tôn giáo nào cũng được vì đó là đời tư của họ, nhưng khi
phục vụ cho quốc gia thì chỉ dựa vào hiến pháp mà thi hành vì
thế Hoa Kỳ mới là cường quốc. Hiến pháp là do dân, bởi dân
và vì dân vì thế người nào đủ tài, đủ đức thì được dân bầu làm
người lãnh đạo. Đây mới chính là tinh thần bình đẳng khách quan
của nhà Phật.
Một vị Quốc sư, một vị cao tăng là những người đạo cao đức
trọng, nhưng chưa chắc họ là những nhà chính trị giỏi để lèo lái
con thuyền quốc gia đến chỗ phú cường. Vì sao? Tu hành là đạo
đức, là đi theo chân lý, là chân thật, là buông bỏ, là giải
thoát giác ngộ. Ngược lại chính trị là gian xảo, mánh lới, thủ
đoạn, bẩn thỉu, đê hèn, lợi mình hại người, bất chấp phương tiện
miễn sao đạt đến cứu cánh. Thế thì tu hành (đạo đức) và chính
trị làm sao hòa nhập với nhau được?
Danh từ “Quốc Sư” xuất hiện trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ sư
Vạn Hạnh (tức nhà sư Lý Khánh Vân) vì sư là người đã đưa người
con nuôi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra triều đại nhà Lý. Khi
sư Vạn Hạnh thảo ra tờ chiếu để thuyết phục vua Lý Thái Tổ (Lý
Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình về Đại La (thành
Thăng Long tức Hà Nội ngày nay) như sau:
- Đất Hoa Lư là nơi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ
hao tổn, vạn vật không nên. Trong khi đó đất Đại La ở giữa khu
vực trời đất, có địa thế rồng quấn hổ phục, ở giữa Nam, Bắc,
Đông, Tây, tiện hình thể núi sông sau trước, đất rộng mà bằng
phẳng, chổ cao mà sáng sủa, muôn vật rất thịnh và phồn vinh.
Khi đề cập đến công trình kiến trúc thành Thanh Long (Hà Nội),
tác giả Lê Văn Siêu viết trong cuốn “Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam”
như sau:
- Ta hãy xem cái đường vòng chạy chung quanh nội thành biểu
tượng cho Thái cực, hai nhánh sông Tô lịch bên hữu có hồ Lãng
Bạc là ứng thủy, bên tả thông ra đường Lưu Thủy là sông Nhị Hà,
đó là biểu tượng cho Lưỡng Nghi. Cung điện của vua ở giữa có bốn
mặt đều nhau ấy là Tứ Tượng. Thêm bốn kiến trúc bốn cổng ấy là
Bát Quái. Tất cả các đường đều bắt đầu từ vòng thái cực mà đi
chi chít không biết bao nhiêu, ấy là biến hóa vô cùng vậy. Trong
nội thành cung điện sắp đặt theo đúng tám hướng: kiền, khảm,
cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.
Sư Vạn Hạnh chịu ảnh hưỡng Lão giáo quá nặng và tin tưởng vào
đạo trời để trị nước. Theo Lão Tử, vào thời nguyên thủy thì vũ
trụ sinh ra thái cực, rồi thái cực sinh ra âm dương, âm dương
sinh ra ngũ hành để tạo ra trời đất. Trời đất với người là một,
đều do đạo sinh ra. Mọi vật đều có hai trạng thái âm dương. Đó
là tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, mọi hiện tượng.
Nói cách khác, phàm vật gì có tính chất hoạt động, ở ngoài,
hướng lên, sáng chói, nóng rực đều thuộc về dương và ngược lại
là âm. Thí dụ mặt trời, ban ngày là dương còn mặt trăng, ban đêm
là âm. Âm dương ý nghĩa đối chọi, mâu thuẫn do đó dựa theo luật
phản phục thì trong âm có mầm của dương và trong dương có mầm
của âm.
Sư Vạn Hạnh tin vào Dịch Lý của Nho giáo vì thế tư tưởng “Nho,
Thích, Đạo” tam giáo đồng nguyên đã làm Phật giáo bị biến thể.
Nhưng:
Phật giáo không tin thần linh, không tin trời đất, không tin
Lưỡng nghi, Tứ Tượng, Ngũ hành, Bát quái mà chỉ tin sâu vào nhân
quả.
Hãy nhìn lại lịch sử trong thời đại Lý-Trần.
Năm 1010 sư Vạn Hạnh cùng bọn Đào Cam Mộc mưu tôn Lý Công Uẩn
lên làm vua, đoạt ngôi nhà tiền Lê thì năm 1225 Trần Thủ Độ âm
mưu đưa Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông) lấy vua Lý Chiêu
Hoàng lúc đó mới 8 tuổi để đoạt ngôi nhà Lý mà lập ra nhà Trần.
Phải chăng đây là nhân quả của nhà Phật? Đạo Phật dưới đời nhà
Trần mang nặng tinh thần nhập thế tích cực qua hệ tư tưởng “Cư
Trần Lạc Đạo”. Đó là các Thiền sư công khai bàn luận chính trị,
đề xuất nguyên lý trị quốc theo kiểu Quốc sư Viên Thông đời Lý
(1080-1151). Hệ tư tưởng này còn được gọi là “Phật giáo thế sự”.
Không lẽ nhân tài, hiền đức trong xã hội biến mất hết rồi hay
sao mà phải cần những vị “xuất gia” tham gia việc trị quốc an
dân? Ngày xưa chính Đức Phật đã khuyên Đề Bà Đạt Đa nên hoàn tục
vì tuy là người xuất gia, nhưng “tâm không vào đạo” nên ông luôn
nuôi dưỡng những tư tưởng bất thiện, cố tranh giành thế lực,
chia rẽ Tăng đoàn để mưu lợi riêng cho mình.
Đối với Tăng đoàn, Đề Bà
Đạt Đa muốn chiếm ngôi vị của Phật, còn đối với thế sự ông xuối
vua A Xà Thế giết cha, hại mẹ, làm chuyện vô luân. Màn vô minh
hắc ám che lấp tâm tánh thuần lương khiến ông làm việc phản sư,
phạm giáo mà phải bị đọa vào địa ngục A tỳ. Phật giáo muôn đời
vẫn là Phật giáo, người đệ tử Phật không thể vì “tham vọng chính
trị” mà biến thể đạo Phật dưới bất cứ hình thức nào. Chân lý Đức
Phật sáng tỏ và vượt ra khỏi đạo thế gian và xuất thế gian.
Những bậc thánh như Lão Tử, Khổng Tử là những bậc thánh của thế
gian còn Đức Phật là bậc thánh của cả thế gian và xuất thế gian.
Một vị quốc sư mà còn tin vào tướng số, dịch đồ thì đủ biết tinh
thần mê tín dị đoan của Phật giáo Việt Nam cả ngàn năm nay làm
sao tránh khỏi. Người Phật tử chân chính không thể mượn triết lý
của kẻ khác mà tự hào là “Minh Triết Việt Phật” được.
Xin nhắc lại, triều đại nhà Lý bắt đầu từ vua Lý Thái Tổ (Lý
Công Uẩn) kéo dài đến vị vua thứ 7 là Lý Huệ Tông (Lý Sảm) thì
bắt đầu suy yếu vì ông vua này vừa bất tài vừa bịnh hoạn (ông có
bệnh phong và đôi khi nổi điên) nên tất cả việc triều chính đều
nằm trong tay Thái Úy Trần Tự Khanh. Họ Trần lần lượt nắm lấy
quyền bính nhà họ Lý. Anh của Trần Tự Khanh là Trần Thừa có hai
người con trai là Trần Liễu và Trần Cảnh (Trần Thái Tông) và
người anh em họ là Trần Thủ Độ.
Trần Liễu sau này sinh ra Trần Tung tức là Tuệ Trung Thượng Sĩ
là học trò xuất sắc nhất của thiền sư Phước Đường Tiêu Dao, một
cao tăng nổi tiếng cuối thời nhà Lý. Danh hiệu Tuệ Trung Thượng
Sĩ là do vua Trần Thánh Tông trao tặng. Tuệ Trung nghĩa là trí
tuệ bên trong và Thượng Sĩ là bậc cao tột. Sau Trần Tung còn có
Trần Quốc Tuấn tức là Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo, Trần
Quốc Khang tức là cái thai trong bụng Thuận Thiên sau là con
Trần Thái Tông và Trần Thị Thiều sau là Hoàng hậu của Trần Thánh
Tông. Vợ của vua Lý Huệ Tông là Trần Thị Dung là anh em họ của
Trần Thủ Độ, gốc người dân đánh cá có tục danh là Trần Thị Ngừ
(tên của loài cá), sinh được hai công chúa là Thuận Thiên và
Phật Kim. Mặc dù Trần Thị Dung là Hoàng hậu, nhưng bà lại tằng
tịu với người anh em họ Trần Thủ Độ và về sau hai người còn lấy
nhau. Thuận Thiên gả cho Trần Liễu còn Phật Kim tức là vua Lý
Chiêu Hoàng là vua đời thứ 8 cũng là đời sau cùng của nhà Lý thì
lấy Trần Cảnh.
Trần Thủ Độ tuy là người không có học vấn, nhưng chính thật là
một tay gian hùng chẳng khác Tào Tháo ngày xưa, chủ ý cốt gây
dựng cơ nghiệp nhà Trần cho bền chặt cho dù có làm việc tàn ác
đến đâu nên dàn xếp đưa người cháu họ là Trần Cảnh lấy vua Lý
Chiêu Hoàng lúc ấy cả hai mới vừa 8 tuổi để đoạt ngôi nhà Lý.
Tuy Lý Huệ Tông đã đi tu, nhưng vẫn bị Trần Thủ Độ bức tử nên
trước khi treo cổ lúc ấy được 33 tuổi, ông có lời nguyền:
- Thiên hạ của nhà ta, đã về nhà mày rồi mà
mày còn muốn giết ta. Một ngày kia con cháu nhà mày cũng lại như
thế.
Thủ Độ đã hại Huệ Tông rồi, lại muốn trừ nốt các tôn thất nhà
Lý. Đến năm 1232 nhân làm lễ Tiên Hậu nhà Lý ở thôn Thái Đường,
làng Hoa Lâm, Bắc Ninh, Thủ Độ sai đào hầm, làm nhà lá ở trên,
để đến khi các tôn thất nhà Lý đến đây tế lễ thì sụt cả xuống hố
rồi đổ đất chôn sống cả. Chẳng những thế Thủ Độ còn ra lệnh đổi
tất cả những ai mang họ Lý thành ra họ Nguyễn vì ông nội của
Thái Tông tên là Trần Lý. Còn những cung nhân và con gái thân
thích nhà Lý thì được gã cho các tù trưởng người Man.
Không biết sư Vạn Hạnh có bấm độn tướng số dịch đồ để đoán được
ngày tàn tiêu điều của dòng họ Lý chăng? Ngày xưa Khổng Minh
cũng lập đàn tế sao để mong được sống thêm 10 năm mà có cơ hội
khôi phục nhà Hán, nhưng ông ta vẫn chết bất toại ý. Trước khi
chết ông than rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Không
phải ông trời không chiều lòng Khổng Minh, nhưng phước đức nhà
Hán đã cạn rồi cho dù có mười Khổng Minh giúp thì nhà Hán vẫn
mất như thường. Khổng Minh tuy chết mà lòng còn oán ông trời.
Nếu nhà Quân sư thấu hiểu Phật pháp thì ông sẽ nói lại rằng:
“Lượng sự do tâm, thành sự do nghiệp” tức là nhân nào quả nấy
của đạo Phật mới là chân lý!
Khi Lý Huệ Tông mất, Trần Thủ Độ liền lấy vợ Huệ Tông là Trần
Thị Dung (anh em họ). Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng sinh được
Trần Trịnh, nhưng đứa bé nầy yểu thọ và từ đây Lý Chiêu Hoàng
trở thành hiếm muộn. Năm 1237, khi Thái Tông đã 19 tuổi, Trần
Thủ Độ làm chuyện ngang ngược bất chấp luân thường đạo lý, bắt
vua lấy chị dâu và là chị vợ. Đó là công chúa Thuận Thiên (chị
của Lý Chiêu Hoàng) là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai
được ba tháng. Trần Liễu quá phẩn uất, nổi loạn, nhưng được ít
lâu biết sức mình không làm gì nổi bèn nhân lúc Thái Tông ngự
thuyền đi chơi, giả làm người đánh cá lẻn xuống thuyền ngự xin
hàng. Tuy thế, cho đến chết Trần Liễu vẫn ôm mối hận trong
lòng nên bắt con là Trần Hưng Đạo thề độc là phải dành lại ngôi
báu. May mà Hưng Đạo Vương không nghe. Hoàng hậu Thuận Thiên mà
Thái Tông lấy của Trần Liễu tạ thế năm 1248, ở tuổi 32. Sau đó
ông có thể lấy vợ khác để sinh ra Trần Ích Tắc (hèn tướng) và
Trần Nhật Duật (danh tướng). Năm 1258 Thái Tông nhường ngôi cho
Thái tử Trần Hoảng và được triều đình tôn làm Thái thượng hoàng.
Thái Tông trị vì được 33
năm, làm Thái thượng hoàng được 19 năm thì mất. Thái tử Hoảng
lên ngôi tức là vua Trần Thánh Tông cho đến năm 1278 nhường ngôi
cho Thái tử Khâm tức là vua Trần Nhân Tông sau này. Đến năm
1293, sau khi đánh tan giặc Nguyên lần thứ nhì, Nhân Tông nhường
ngôi cho con là Thái tử Thuyên rồi về Thiên Trường làm Thái
thượng hoàng. Nhân Tông trị vì được 14 năm, nhường ngôi được 13
năm, thọ 51 tuổi. Nhân Tông tham học với Tuệ Trung Thượng Sĩ đạt
sâu tới chỗ thiền tủy và thờ Thượng Sĩ làm thầy. Sau đó Ngài lên
núi Yên Tử xuất gia, tu theo mười hạnh đầu đà, tự lấy hiệu là
Hương Vân Đại Đầu Đà và lập ra thiền phái Trúc Lâm. Nhà Trần làm
vua cho đến năm 1400 thì Hồ Quý Ly diệt nhà Trần và đổi Quốc
hiệu Đại Việt thành ra Đại Ngu cho đến khi anh hùng áo vải Lam
Sơn Lê Lợi mười năm đánh đuổi nhà Minh lập ra nhà Lê và đổi Quốc
hiệu lại thành Đại Việt. Vua Trần Thuận Tông bị Hồ Quý Ly chuyên
quyền, ép chế và cướp ngôi cũng như mấy trăm năm trước Trần Thủ
Độ chuyên quyền cướp ngôi Lý Chiêu Hoàng. Phải chăng lời nguyền
của Lý Huệ Tông ứng nghiệm? Hay nói theo Phật giáo thì nhân quả
ứng hiện vậy.
Trong cuốn “Khóa Hư Lục” do Thiền sư Thích Thanh Từ giảng giải,
chúng tôi xin trích đăng nguyên văn một đoạn do Thiền sư viết
như sau:
“… Nhà Trần vì có công cầm quân dẹp loạn, nên được nhà Lý trọng
dụng cho ở trong cung và phong chức lớn. Do đó Ngài Trần Cảnh
được đem vào cung để kế thừa ngôi nhà Lý. Vậy Ngài Trần Cảnh lên
ngôi là do công lao khai cơ lập nghiệp rất là gian khổ của ông
cha…”
Khi Tổ Bồ-đề vào Trung Hoa vào thế kỷ thứ 5, vua Lương Võ Đế
khoe với Tổ về việc nhà vua xây trên 480 ngôi chùa và độ cho rất
nhiều Tăng Ni thì việc làm này có công đức nhiều không? Tổ trả
lời rằng những việc làm tốt của nhà vua chỉ tạo phước đức (hữu
lậu) trong đời chớ không có công đức (vô lậu) chi cả. Đứng trước
uy quyền, danh văn lợi dưỡng chỉ có bậc Thánh mới hành trực tâm,
nói chánh ngữ và sống đúng chánh mạng vì thế gian đối với họ là
huyển nên họ không cầu, không chấp, không tham. Đây là ứng dụng
“Như huyển Tam-ma-đề” nghĩa là đối với Bồ-tát thì họ nhìn thế
gian và ngay cả xuất thế gian là huyển hóa, là giả tạm, không
bền không chắc, nay có mai không nên chính họ là huyễn, vào
huyễn thế gian để độ huyễn chúng sinh được chứng đắc huyển quả
vì vậy mà tâm họ không còn dính mắc, lúc nào cũng an nhiên tự
tại.
Việc chuyên quyền soán ngôi thì xảy ra khắp mọi nơi từ cổ đến
kim, từ Đông qua Tây không nước nào mà chẳng có. Chẳng hạn như
vào thời tam quốc (Ngụy thuộc Tào Tháo, Thục có Khổng Minh phò
Lưu Bị, Ngô có Tôn Quyền) bên Trung Hoa (200T.L) gian thần Tào
Tháo ép chế, chuyên quyền và sau cùng soán ngôi vua Hiến Đế,
tiêu diệt nhà Hán, lập con mình là Tào Phi lên ngôi tự xưng là
Đại Ngụy Hoàng đế. Về sau Tư Mã Ý, nguyên là đại thần của Tào
Tháo, cũng noi theo gương Tào Tháo, ép chế Tào Phi, đoạt ngôi
nhà Ngụy cho con mình là Tư Mã Viêm, gồm thâu ba nước và lập ra
nhà Đại Tấn. Cũng giống như thời Đông Châu Liệt Quốc hay Hán Sở
tranh hùng, vào thời tam quốc cũng xuất hiện rất nhiều anh hùng
nhân kiệt, trung liệt khí phách. Ngoài ba anh em kết nghĩa vườn
đào Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, còn có một anh hùng tín nghĩa
sắt son, mưu trí như thần, tận trung báo quốc và hy sinh suốt cả
cuộc đời cho lý tưởng đến hơi thở sau cùng. Người đó không ai
khác hơn là Khổng Minh Gia Cát Lượng, một quân sư tài ba xuất
chúng phò hai triều đại với lòng tận trung báo quốc.
Tuy nắm trọn quyền bính
trong tay mà ông không bao giờ có lòng gian xảo, âm mưu đoạt
ngôi của người. Ngược lại cũng có những tay gian hùng như Tào
Tháo, Tư Mã Ý giúp người, cậy lòng tin của người, ép người rồi
chiếm đoạt ngôi báu của người. Cho nên công hầu khanh tướng là
bả công danh, là phiền não, là gian manh xảo quyệt, là trên đội
dưới đạp, là lợi mình hại người, là tạo nghiệp, là sinh tử luân
hồi. Vì thế ngày xưa Đức Phật khi xuất gia thì Ngài buông bỏ tất
cả, chẳng cần làm vua mà cũng chẳng ham chuộng hư danh Thái
thượng hoàng. Chẳng những Ngài buông bỏ mà Ngài còn hướng dẫn
con Ngài là La Hầu La, công chúa Da Du Đà La, dưỡng mẫu Ma Ha Ba
Xa Ba và biết bao công tôn vương tử khác noi theo bước chân
Phật. Còn tham công danh phú quý là còn dính liền với phiền não,
nô lệ cho vô minh. Trong Phật giáo, một khi hành giả chứng được
Sơ thiền thì chính họ đã lìa được ái dục tức là không còn tâm
tham muốn. Cao hơn nữa thì có các vị A La Hán đã hóa giải hết
Tham-Sân-Si, không còn phiền não chướng nên tâm hoàn toàn thanh
tịnh. Vì thế còn làm vua hay còn muốn cho con mình làm vua để
truyền tử lưu tôn tức là còn tham, ái, hỉ, nộ thì làm sao thành
Phật được?
Trong lịch sử cận đại ở Việt Nam cũng có rất nhiều câu chuyện
nói về những vị Tăng sĩ dấn thân làm cách mạng như Thiền Sư
Thích Mật Thể… Chúng tôi xin trích đăng nguyên văn những bài
viết nói về Thiền Sư Thích Mật Thể của Thầy Thích Đồng Bổn như
sau:
“Tháng giêng năm 1946, khi Chính Phủ Lâm Thời tổ chức Tổng tuyển
cử, Thiền Sư Thích Mật Thể ra ứng cử ở Thừa Thiên và đắc cử làm
đại biểu Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Chính phủ của
Hồ Chí Minh) khóa đầu tiên. Đây cũng là lần đầu tiên một vị Tăng
sĩ Phật giáo Việt Nam trực tiếp đi vào đường chính trị. Cũng năm
1946, ông được mời làm Chủ Tịch Ủy ban Phật Giáo Cứu quốc tỉnh
Thừa Thiên. Trước khi rút về chiến khu, Mật Thể đã gặp một số
anh em đồng chí tại chùa Thế Chí ở Đại Lộc”.
Và tác giả Điều Ngự Tử Tín Nghĩa cũng viết thêm:
“Thích Mật Thể theo kháng chiến cho đến năm 1961 thì mất. Ông
viên tịch tại Nghệ An, thọ 49 tuổi. Trong thời gian 1957-1961,
vì chống lại chính sách đè nén Phật giáo của chính quyền miền
Bắc, ông đã bị quản thúc tại Hà Tĩnh và Nghệ An, ông bị cô lập
hoàn toàn. Ở trong một căn nhà lá miền quê, ông không được phép
di chuyển đi đâu cả và người trong làng trong xóm cũng không
được tới viếng thăm. Thỉnh thoảng có người đi ngang qua ném lén
vào sân cho ông một túi gạo nhỏ, gọi là để tiếp tế cho ông trong
lúc ngặt nghèo”.
“Ông thẳng thắn phê bình sự nông cạn của chủ thuyết Duy Vật.
Phật giáo không phải là duy vật, cũng không phải là duy tâm. Ông
nhấn mạnh đến nguy cơ của những nhà làm chính trị thiếu căn bản
đạo đức. Ông nói rằng chủ thuyết của chủ nghĩa xã hội rất hay,
nhưng vì căn bản của lý thuyết này đã sai lầm “nhận vật chất làm
căn nguyên sinh ra vạn hữu” cho nên “Xã hội chủ nghĩa trở nên
nông cạn, chỉ thấy hạnh phúc của con người ở cơm ăn áo mặc. Sau
cùng ông kết luận: “Xét tận nguồn gốc xã hội chủ nghĩa tổ chức
kinh tế khéo giỏi đến đâu mà không có phương pháp để thủ tiêu
lòng tham-sân-si cùng bản ngã nhỏ hẹp kia, thì nhân loại cũng
không bao giờ hết khổ được”.
Sự diễn biến thăng trầm của Phật giáo Việt Nam trong những thập
niên trước và sau năm 1975 đã được những sử gia nghiên cứu và
ghi chép đầy đủ rồi. Nhưng ở đây, chúng tôi trong tư thế khách
quan chỉ trích đăng nguyên văn một vài đoạn trong cuốn “Bạch
Thư” của Hòa Thượng Thích Tâm Châu phát hành năm 1993 để quý
Phật tử tư duy quán chiếu.
Trang 24 cuốn “Bạch Thư” Hòa Thượng Tâm Châu viết rằng:
“Bỗng nhiên vào buổi chiều của một hôm. Thượng Tọa Trí Quang,
Thượng Tọa Thiện Minh mời tôi lên tư thất Cụ Chánh Trí - Mai Thọ
Truyền. Tại đây, Quý Thượng Tọa yêu cầu tôi làm Trưởng Ban Tổ
Chức, triệu tập Đại Hội 11 Giáo Phái, Hội Đồng trong ủy ban Liên
Phái Bảo Vệ Phật Giáo hội hợp để thành lập Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất”.
“Trở về chùa Xá Lợi… đến ngày 1-1-1964. Bản Hiến Chương Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Thượng Tọa Trí Quang soạn thảo
được chấp thuận, bản Hiến Chương của Thượng Tọa Đức Nhuận bị
loại. Cụ Mai Thọ Truyền làm Chủ Tịch Ban Thảo Hiến”.
“… Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chủ trương
xóa bỏ các Giáo Phái, Hội Đoàn mà chỉ cần giám hộ các chùa, thu
nạp Tăng Ni, Phật tử vào trong khuôn khổ Giáo Hội của mình… Do
đó, khi tôi đảm nhận trọng trách thực hiện Hiến Chương thì
Thượng Tọa Giới Nghiêm viết thơ cho tôi, mạt sát thậm tệ và
quyết định không gia nhập”.
Trang 29 Hòa Thượng Tâm Châu viết tiếp:
“Tại Huế, Đà Nẳng và vài nơi khác tại miền Trung cũng vậy, không
sao vãn hồi được trật tự… Thượng Tọa Trí Quang cùng nhóm tranh
đấu tại Huế, kêu gọi Phật tử đem bàn thờ Phật ra đường, để ngăn
cản bước tiến của Quân Đội Chính Phủ, cho các cán bộ Cộng Sản
nằm vùng trà trộn tẩu thoát”.
“Phong trào mang bàn thờ Phật ra đường lan tràn khắp nơi và vào
cả đến Sàigòn. Tại Sàigòn họ đem hình ảnh Phật ra để trên đống
rác”.
“Đem Phật ra đường rồi, Thượng Tọa Trí Quang vào Tòa Hành Chánh
tỉnh Thừa Thiên tuyệt thực”.
Trang 31 Hòa Thượng Tâm Châu lại viết:
“Bất ngờ 3 giờ sáng ngày 23-10-1966, tại chùa Ấn Quang một số
các Thượng Tọa lén lút thành lập Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và đề cử Thượng Tọa Thích Thiện
Hoa (thầy của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Trúc Lâm Thiền Viện)
làm viện trưởng, coi như lật đổ tôi. Từ đó có ra Viện Hóa Đạo
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang”.
“Sau đó, Viện Hóa Đạo Ấn Quang chuyển hướng theo đường hướng
“Hòa Bình Khuynh Tả”. Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử các vị ra nước
ngoài liên lạc với các nhóm phản chiến, yêu cầu Mỹ rút quân, đòi
hòa bình. Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử Thượng Tọa Nhất Hạnh (nay là
Thiền Sư Nhất Hạnh của Làng Mai bên Pháp) làm Trưởng Phái Đoàn
Hòa Bình bên cạnh Hòa Đàm Paris”.
Trang 32 Hòa Thượng Tâm Châu lại viết:
“Đùng một cái, một hôm vào khoảng 7 giờ tối, một số Tăng tại
chùa Ấn Quang, được sự hổ trợ của các dân biểu thân Ấn Quang có
súng, như Kiều Mộng Thu… đột nhập vào Việt Nam Quốc Tự bắt
Thượng Tọa Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Thiện Tường, cùng rất
đông chư Tăng, đem về nhốt tại chùa Ấn Quang”.
Và trang 33, Hòa Thượng viết tiếp:
“Sự việc rõ ràng như thanh thiên bạch nhật, mà nhóm tranh đấu
của Ấn Quang được sự hộ trợ ngầm của Cộng Sản nằm vùng, lải nhải
vu khống cho Việt Nam Quốc Tự chia rẽ giáo hội”.
Trang 35 Hòa Thượng viết rằng:
“Tình hình biến chuyển bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Ngày
30-4-1975 là ngày cáo chung của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng
bộ mặt thân Cộng Sản đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ.
- Khi quân Cộng Sản từ rừng về Sàigòn, đã có gần 500 Tăng Ni của
phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào.
- Ngày 19-5-1975 phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ
Chí Minh tại chùa Ấn Quang.
- Vào khoảng năm 1980, 1981, chính Thượng Tọa Thích Trí Thủ Viện
Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang cùng các vị cao cấp nhất phe tranh
đấu Ấn Quang đã tích cực vận động thành lập và tham gia vào Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), mà người ta
thường gọi là “Giáo Hội Quốc Doanh” hay “Giáo Hội Nhà Nước”. Chỉ
có Thượng Tọa Thiện Minh, Huyền Quang, Đức Nhuận, Quảng Độ và
một số nhỏ các vị khác không tán thành, nên bị bắt hay bị giết”.
Cùng tranh đấu, hoạt động ủng hộ làm lợi cho Cộng Sản và làm sụp
đổ nền Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam mà cuối cùng có người bị
Cộng Sản giết chết, tù đày còn người khác thì được cho đi ngoại
quốc du lịch quyên tiền về làm chùa to, xây đạo tràng lớn thì
thật là ngậm ngùi chua xót cho con tạo khéo xoay vần. Ngay cả Ôn
Như Hầu cũng than rằng:
Mồi phú quý dữ làng xa mã,
Bả vinh hoa lừa gã công khanh,
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không.
Bả công danh là phù du giả tạo thế mà lúc nào cá cũng cắn mồi
cho nên Nguyễn Gia Thiều nói thêm:
Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy,
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau,
Người xuất gia mà tự mình muốn gánh thêm nỗi khổ nên Ôn Như Hầu
mới kết luận là :
Mùi tục lụy đường kia cay đắng,
Vui chi mà đeo đẳng trần duyên.
Đến khi kẻ ngồi tù, người bị giết mà vẫn chưa thức tỉnh:
Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,
Chết đuối người trên cạn mà chơi,
Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.
Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng” của Trung Tướng Trần Văn Đôn có
viết rằng ngày 2-11-1963 khi Trung Tướng gặp Thượng tọa Thích
Trí Quang tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, Thượng tọa cũng nhắc
rằng:
“Hãy tuyệt đối tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng”.
Không biết thắng lợi cuối cùng mà Thượng tọa muốn nói là gì,
phải chăng là ngày 30-4-1975? Nhưng câu nói này hơi giống lời
nói sau cùng của Lê Hồng Phong, Tổng bí thư thứ 2 Đảng Cộng sản
Đông Dương trước khi chết tại Côn Đảo năm 1942 là: “Tới giờ phút
cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ
vang của Cách Mạng”. Thật là:
“Cánh buồm bể hoạn mênh mang,
Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh”.
Khi nói về Giáo Hội Quốc Doanh, tác giả Tâm Tràng Ngô Trọng Anh
có viết trong bài “Pháp Thoại Của Năm Đại Tăng Xứ Huế”, chúng
tôi xin trích đăng nguyên văn vài đoạn để quý Phật tử thẩm
chiếu:
- Năm 1982 Hòa Thượng Huyền Quang và Hòa Thượng Quảng Độ bị bắt
và giải về nguyên quán giam giữ.
- Ngày 23-3-1984, Hòa hượng Thích Đức Nhuận, Thượng Tọa Tuệ Sĩ,
Trí Siêu, Ni Sư Trí Hải đều bị Công An bắt hết.
- Mấy ngày sau Hòa Thượng Trí Thủ bị công an đem xe đến chùa bắt
đi bệnh viện và bức tử tại đó (2-4-1984). Tôi biết rõ việc này.
Thầy không có đau bệnh gì cả. Thầy bị giết vì Thầy làm bình
phong bảo vệ Đạo Pháp và Dân Tộc ngày càng thành công cần phải
triệt hạ. Xác đem về chùa Già Lam đầy máu me ở mũi và miệng.
Hung tin truyền miệng lan rộng như hải triều âm. Cộng sản hoảng
hốt liền cho Công an đến cướp nhục thân Ngài đưa quan tài lên
chùa Xá Lợi làm nghi lễ Quốc tang vô cùng trọng thể, Phật tử
khắp mọi noi toàn quốc kéo về bất chấp giấy tạm vắng, tạm trú
của công an khu vực… Hòa Thượng Thích Thanh Trí đương kim Chánh
đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thừa Thiên – Huế
cũng viên tịch sau đó.
Đạo Phật dạy chúng sinh tin sâu vào nhân quả có nghĩa là “tự tác
hoàn tự thọ” chớ không thể ẩm ờ mà nói rằng:
“Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gầy dựng cho nên nỗi này”.
Và tác giả Ngô Trọng Anh kết luận :
- Nghiệp làm bình phong chịu trận như Ngài Trí
Thủ chết dễ như chơi. Ngoài đức tính vô úy, Ngài có sức chịu
đựng, nhẫn nhục vô bờ bến vì dễ bị hiểu lầm. Chính Ngài Đôn Hậu
đích thân lên Già Lam la mắng oan Ngài Trí Thủ thậm tệ khi Ngài
thành lập Giáo Hội Quốc Doanh dưới sức ép tàn nhẫn của cộng sản.
Không hiểu các sư trong Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất nghĩ thế
nào mà ngày nay vẫn còn tranh với đấu. Trong cuốn “Việt Nam Máu
Lửa Quê Hương Tôi” của Hoàng Linh Đổ Mậu ở kế trang 122 có những
tấm hình của
Thượng Tọa Hộ Giác,
Thiện Minh, Trí Quang vai bên vai, sát cánh tranh đấu bên nhau
và kế trang 126 hình Thượng tọa Huyền Quang hân hoan đọc diễn
văn chào mừng quan khách trước sự hiện diện của Trung tướng
Dương Văn Minh, Đổ Mậu… và rất nhiều nhân viên sứ quán Hoa Kỳ
trong lễ khai mạc Đại Hội Phật Giáo Thống Nhất đầu tiên vào năm
1964. Thế thì dưới ánh mắt của Cộng sản, Giáo Hội Phật Giáo
Thống Nhất là tàn tích của nền đệ nhị Cộng Hòa tức là Ngụy mặc
dù oái ăm thay các sư không phải là Ngụy nên làm sao tồn tại
trong xã hội chủ nghĩa được. Nếu tồn tại thì Nghĩa Trang Quân
Đội ở Biên Hòa vẫn còn chớ đâu có bị tàn phá hủy diệt.
Cũng vì liên quan đến CIA
mà Tướng Bạch Đằng của Cộng Sản đã đề nghị với Lê Đức Thọ đừng
nên dùng Thượng tọa Trí Quang vì họ nghĩ rằng ông là người một
mặt hai lòng (vừa đi với Mỹ vừa đi với Cộng sản), không tín
nghĩa. Vì thế mà Thượng tọa Trí Quang lui về Vũng Tàu tham thiền
lánh nạn. Mấy sư phấn khởi ủng hộ cho Cộng sản mà quên mất đi
lời Phật dạy rằng: “Tấm thân tứ đại là vô thường giả tạm nên
chúng sinh chỉ dùng nó như là chiếc bè để sang sông. Sang sông
rồi bỏ chiếc thuyền chớ đừng mang theo mà mệt nhọc, khổ đau”.
Các sư nghĩ rằng Cộng sản là vô thần nên không biết Phật Pháp.
Chẳng những họ rành Phật Pháp mà còn biết áp dụng triệt để, rốt
ráo nữa là khác.
Bây giờ Cộng sản sang sông
được rồi thì họ vứt bỏ chiếc thuyền “Giáo Hội Thống Nhất” của
các sư chớ mang theo chi mà mệt nhọc, khổ đau và nhức đầu mỗi
khi nghe các sư kể công kể sức. Các sư ngày nay tranh đấu không
phải là cho tự do dân chủ, cho nền Cộng hòa bởi vì trong thời đệ
nhị Cộng hòa các sư có đầy đủ tự do dân chủ mà vẫn hăng say
tranh đấu như thường! Phải chăng các sư tranh đấu là cho cái
bóng ma “Giáo Hội Thống Nhất” hay cho cái ảo vị “Tăng thống” của
các sư? Thời Cộng hòa các sư công khai biểu tình, tuyệt thực,
đem Phật ra đường thì tại sao ngày nay không tiếp tục truyền
thống tranh đấu đó để thống nhất Phật giáo và xóa bỏ giáo hội
quốc doanh của nhà nước? Vàng thật thì sợ gì lửa? Sự tranh đấu
hồ hởi của các sư đã làm sụp đổ nhanh nền Cộng hòa đưa đến cái
chết của biết bao thường dân vô tội. Kết quả mấy trăm ngàn người
thân xác chìm sâu dưới lòng đại dương và biết bao người khác bỏ
thây trong những trại tù cải tạo, nhà tan cửa nát mà các sư vẫn
chưa thấy đủ sao? Thôi các sư nên chín bỏ làm mười, an phận tu
hành vì “vạn pháp giai không” nên bám víu chấp thủ vào nó để làm
gì.
Chớ đừng:
“Đa mang chi nữa đèo bồng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình”
Mà hãy:
“Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa
Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên” đi.
Ở hải ngoại có nhiều dư luận nói về phong trào phản chiến, thiên
tả của Thiền sư Nhất Hạnh hay lời nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng
hát Khánh Ly có thật sự ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam chăng?
Có câu chuyện để ôn cố tri tân như thế này:
Ngày xưa trong thời kỳ Hán Sở tranh hùng, Hạng Võ (vua nước Sở)
là tay dũng tướng đánh đổ nhà Tần, sức mạnh vô địch có thể nâng
nổi chiếc đỉnh đồng nặng ngàn cân. Khi dấy binh khởi nghĩa, dân
chúng sáu nước chư hầu đều ủng hộ ông vì ai ai cũng đều
chán ghét chế độ bạo tàn của Tần Thủy Hoàng. Thế nhưng khi nắm
được quyền thế trong tay thì uy quyền, danh hoa, phú quý làm ông
tối mắt mà đi theo vết xe đổ của bạo chúa nhà Tần nên Lưu Bang
(nhà Hán) với sự điều binh khiển tướng của Hàn Tín xua quân đánh
đuổi. Tuy dưới trướng của Hàn Tín có rất nhiều danh tướng, nhưng
ông chống cự rất mãnh liệt, quả xứng danh mãnh hổ địch quần
hùng. Sợ Hạng Võ chạy trốn về nước Sở là quê hương của ông thì
rất khó tiêu diệt nên Quân sư của Lưu Bang là Trương Lương trong
đêm thanh vắng lên đỉnh núi cao dùng tiếng tiêu sầu (tiếng sáo)
để làm vơi lòng chiến sĩ khiến họ nhớ vợ con, thương cha mẹ ở
quê nhà mà lần lượt đào ngũ hoặc chiến đấu với tinh thần tiêu
cực. Mặt trời bình minh ló dạng, Hạng Võ thức giấc thấy quanh
mình chỉ còn lẻ loi vài người trung tín. Biết thế cùng lực tận,
không thể nào chống nổi, ông bèn tự vận ở bến Ô Giang.
Trong những năm gần đây, tác giả Dương Thu Hương viết trong bài
“Tôi là Phật tử theo cách riêng của tôi”, chúng tôi xin trích
đăng nguyên văn đoạn chót khi diễn tả về kinh nghiệm chính bản
thân của bà tại Việt Nam để quý Phật tử tư duy quán chiếu:
“… Cách đây chừng mười bảy, mười tám năm một ngày Xuân tôi đi
viếng cảnh chùa. Ngôi chùa đó nằm gần phủ Tây Hồ. Trên đường tới
phủ rẽ tay phải chừng non trăm mét là tới. Tôi không còn nhớ rõ
tên chùa mặc dù đó là nơi trước khi xảy ra sự việc năm nào tôi
cũng tới, khoảng một hai tháng một lần, siêng năng nhất là mùa
Xuân và mùa Thu. Đó là ngôi chùa cổ còn may mắn sót lại sau
những cơn đốt phá đình chùa đền miếu theo chủ trương “tiêu diệt
tàn dư phong kiến” của chính quyền cộng sản. Không có gì đặc
biệt ở ngôi chùa ấy, ngoài một mảnh vườn nhỏ vừa trồng đào vừa
trồng mai. Có lẽ cảnh tượng thân ái của những cây đào và cây mai
chen vai, thích cảnh cuốn hút tôi vào mùa Xuân và khi mùa Thu
đến, đám cành trần trụi khẳng khịu vươn lên trong lặng lẻ cũng
mang lại một vẻ đẹp u sầu và nghiêm cẩn, vẻ đẹp ta thường gặp ở
một ngôi chùa cổ xứ Bắc.
Trưa hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt
chân lên bậc tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương
hợp chút nào với chốn từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm
nằm cong queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét lại. Nhà
“sư nữ” ngoài tam tuần mắt long sòng sọc tay nắm cổ người bệnh
lắc, miệng rít lên:
- Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta
nhờ!..
Sư cụ đã quá yếu không cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như
quả bưởi trong tay người đàn bà hung hãn:
- Mày chết đi…
Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá muộn cho cả
đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập “ngang hông” bởi
thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính.
Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt
qua nhà ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở
miệng “mô phật” như lần trước cô ta ném cho tôi một cái nhìn
giận dữ và thách thức rồi ngoay ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống
phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và giọng nói đã đứt quãng
nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống tóc từ thời chính
quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi chùa này
qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may
quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay vì chủ trì. “Nhân
sự” do “bên trên” đưa xuống.
Vậy cái gì là “bên trên”?
Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu
vào khắp chùa chiền xứ sở?... Chẳng có gì bí mật cả, “bên trên”
là A 25. Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội Vụ. A 25 có
nhiệm vụ đào tạo sư sãi để “yểm” Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn
giữ hệ thống chùa toàn quốc. Không ai quên rằng chính nhà nước
cộng sản đã dấy lên cơn bão kinh hoàng nhằm tàn phá đình chùa,
đền miếu thậm chí đào mồ hốt mả chúng sinh, tiêu diệt tất cả
những gì mà họ cho là “tàn tích của chế độ phong kiến”. Trong
một thời gian dài, những người cộng sản muốn xóa sạch tất cả các
tôn giáo, bắt chúng sinh thờ vị thần duy nhất mắt xanh mũi lõ
tên là Karl Marx và đám tông đồ của ông ta. Nhưng để xóa đi một
đức tin và thay thế vào một đức tin khác không dễ dàng như họ
tưởng. Và không phải bất cứ lúc nào họng súng cũng đem lại những
kết quả mong muốn. Thời gian không ủng hộ họ. Bức tường Berlin
sụp đổ và Lénine vĩ đại của họ sụp đổ theo.
Dân Nga xích cổ tượng ông
ta kéo lê trên bùn. Đám tín đồ phương Đông đứng chơ vơ không
biết từ nay “người cầm lái vĩ đại” của họ sẽ là ai? Trong lúc đó
dân chúng ào ào dựng đình, cất chùa. Khắp nơi miếu mạo, đền
chùa, lăng tẩm dựng lên theo trí nhớ. Chính quyền cộng sản có
thể truy bức tàn sát chúng sinh, cướp bóc phá hủy tài sản của
họ, nhưng trí nhớ và niềm tin là những thứ không thể bắn thủng
bằng các loại đạn. Và như thế, giờ đây dân chúng đã xây lại tất
cả những gì đã từng bị họ tàn phá, nếu không nói là còn nhiều
hơn. Nhu cầu tâm linh hóa ra cũng là một nhu cầu sinh tử của
kiếp người. Trước tình hình này A 25 trở nên quan trọng hơn vai
trò “bảo vệ nền chuyên chính”. Nhiệm vụ của họ là “khống chế hội
phật giáo” biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của
quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và … điều này
nữa, các tín đồ của Marx không quên: tận thu nguồn lợi béo bở từ
đám chúng sinh “mê tín” kia. Vậy là đội quân “sư nhà nước” được
hình thành.
Nguồn đào tạo chính là C 500 (đại học ngành an ninh). Thêm nữa,
sinh viên tuyển lựa từ các đại học khác như Tổng hợp, Sư phạm,
Ngoại ngữ… có thành phần cơ bản (lý lịch đáng tin cậy) được vũ
trang bằng lý thuyết giai cấp của Marx-Lénine và một thứ chủ
nghĩa duy vật hạ đẳng. Sau đó, lớp người này được “tráng men”
bằng lý thuyết đạo Phật và trước hết các phương pháp niệm kinh,
hành lễ để “vào nghề”. Như thế nhà nước cộng sản đã tạo nên một
đội ngũ “tôi tớ trung thành” được quyền thỏa mãn mọi nhu cầu vật
chất và nhục thể dựa trên sự đầu cơ trục lợi “những khác vọng
tâm linh” của dân chúng. Các ông sư bà sư áo quần phấp phới cưỡi
xe vù vù đi “hợp kín”. Hợp kín ở đây tức là hợp “giao ban” ngành
dọc A 25. Họ báo cáo rành mạch mọi thành tích. Riêng những cọc
tiền thu được từ các thùng công đức là “không thể rành mạch” vì
các sư còn phải mang về quê xây nhà tầng và lo cho các con học
đại học trong nước và ngoài nước. Sư hành nghề ở Thái Nguyên, Hà
Bắc thường có quê quán gia thất tại Thanh Hóa, Nam Định và ngược
lại… So với các nghề khác trong Bộ Nội Vụ, “nghề làm sư” là béo
bở, chỉ thua kém “Cục buôn lậu ma túy” thôi.
Cả một bộ máy lừa bịp vận hành nghiễm nhiên và ngang nhiên dưới
ánh mặt trời, trước mắt dân chúng.
Dân chúng, tuy thường xuyên phải cúi mặt nhẫn nhục cam chịu, đôi
khi cũng vùng lên tranh đấu, đòi đuổi sư nhà nước, giành chùa
cho chân tu. Vụ biểu tình của các tín đồ chùa Láng Hà Nội cách
đây ba năm là một thí dụ. Trong tối hôm đó, công an đã bắt giam
trên một trăm tín đồ “…”.
Người Tây phương có câu: “chiếc áo không làm nên người tu sĩ”
bởi vì chiếc áo không phải là tâm đạo đức, tánh thuần lương của
một nhà tu chân chánh. Vì thế trong kinh Duy Ma Cật, Phật dạy
rằng tu hành không quan trọng chuyện đầu tròn áo vuông, không
chạy theo hình tướng bề ngoài mà là sự tu sửa từ trong nội tâm
để thanh lọc những vẩn đục tham-sân-si làm cho tâm được thanh
tịnh. Ngày nay hiện tượng sư “lợi dưỡng” mà ngày xưa chính Đức
Phật dùng để gọi các Tỳ kheo bị lợi ích vật chất lôi cuốn, chìm
đắm vào đó mà xao lãng những mục đích cao quý của việc xuất gia.
Hiện tượng này đã xuất hiện vào thời Đức Phật, vì vậy ngày nay
giữa thế giới vật chất đầy cám dỗ thì điều này không thể tránh
khỏi.
Các sư dạy chúng sinh nhân quả mà chính mình chẳng coi nhân quả
là gì thì đủ biết Phật giáo sa sút đến mức nào!
Ngày xưa Đức Phật và biết bao đệ tử của Ngài từ bỏ giàu sang phú
quý, quyền cao chức trọng để xuất gia cầu đạo và sống đời thanh
bần an lạc mà hoằng pháp lợi sanh. Ngày nay người đệ tử Phật thì
ngược lại muốn xuất gia để có được quyền uy, danh vọng, ăn trên
ngồi trước, giàu sang phú quý. Như thế đủ biết tinh thần: “Xã
phú cầu bần xã thân cầu đạo” chỉ còn là kỷ niệm, là cái bóng của
quá khứ. Ngay cả những danh từ rất khả kính như “bần tăng”, “bần
ni” cũng dần theo thời gian biến mất.
Có Cộng sản là bởi do thực dân, phong kiến. Ngày nay thực dân
phong kiến không còn thì Cộng sản diễn lại “tuồng” thực dân
phong kiến. Thế thì tuồng xưa hát lại, chỉ khác nhau là đào kép
mới vậy thôi. Trước sau dân khố rách vẫn hoàn khố rách. Ngày xưa
bạo chúa Tần Thủy Hoàng cưỡng chiếm nước Yên, bị Công chúa nước
Yên mắng thẳng vào mặt rằng: “Mày phản phúc, lừa người và dùng
bạo quyền chiếm được đất Yên, nhưng mày không bao giờ chiếm được
lòng người dân nước Yên”. Và Quỷ Cốc Tiên sư đã nói với Bàng
Quyên trước khi cho người đệ tử xuống núi: “Mày lừa người, hại
người để đoạt công danh phú quý thì người sẽ lừa mày, hại mày
trở lại”. Tuy thầy đã căn dặn, nhưng con người phản phúc Bàng
Quyên vẫn lừa, chặt hai chân Tôn Tẩn nên về sau Tôn Tẩn dùng
binh pháp lừa lại rồi chặt đầu Bàng Quyên. Trước sau vẫn không
ngoài nhân quả báo ứng.
Ngoài những vị tu sĩ “thích” dấn thân vào chính trường, Phật
giáo Việt Nam cũng có những vị Hòa Thượng chỉ chuyên tu hành cầu
giải thoát và hoằng pháp lợi sanh. Chúng tôi xin trích nguyên
văn một đoạn của Thầy Thích Đồng Bổn thuộc Viện Nghiên Cứu Phật
Học Việt Nam đã viết về Hòa Thượng Thích Trí Hải như sau :
- Tôi có duyên lành được gặp Ngài một lần khi Ngài đến thăm Hòa
Thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa
Thượng Quảng Thạc, một đệ tử của Ngài khi còn ở đất Bắc. Cung
cách khiêm cung, Ngài cùng Hòa Thượng tôi đàm đạo về quá trình
tu tập cũng như Phật học, hai Ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện
giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời:
“MỤC ĐÍCH TU HÀNH KHÔNG
PHẢI ĐỂ LÀM CHÍNH TRỊ”.
Tại sao? Bởi vì chính trị
có nhiều đòn phép dơ bẩn thâm độc, là gian manh, xảo quyệt, mánh
lới, thủ đoạn, bẩn thỉu, đê hèn, lợi mình hại người, bất chấp
phương tiện miễn sao đạt đến cứu cánh, chẳng những không thích
hợp với đạo lý sống của con người mà còn đi ngược lại với tinh
thần vô ngã vị tha của nhà Phật.
Những trích đoạn trên đây là bút ký riêng của Hòa Thượng Thích
Tâm Châu, tác giả Tâm Tràng Ngô Trọng Anh và tác giả Dương Thu
Hương. Vì là tư tưởng cá nhân nên sẽ có thuận hay nghịch, đúng
hay sai, hài lòng hay không tùy theo khuynh hướng, lập trường
hay tư tưởng sống của mỗi người. Ngôn ngữ, văn tự chỉ là kết quả
của sự đối đãi nhị nguyên trong thế giới tương đối. Thông thường
cái “đúng” của phàm nhân là cùng phe, cùng phái, cùng tư tưởng
với mình còn “sai” là khác phe khác phái. Cái đúng này khác với
cái đúng khách quan, đúng với sự thật, đúng với chân lý. Nhưng
đứng về mặt bản thể tuyệt đối thì hễ có nói là không đúng, cho
dù nói hay cách mấy cũng sai chân lý. Chỉ có sự im lặng của
Chánh pháp, sự vô ngôn của giải thoát giác ngộ là phương tiện
tốt nhất để có sự thức tỉnh toàn vẹn. Vì thế kinh Bát Nhã có
câu: “vô thuyết vô văn chơn Bát Nhã” là vậy.
Quý Phật tử muốn xem toàn bộ cuốn “Bạch Thư” hay bài “Pháp Thoại
của Năm Đại Tăng Xứ Huế” xin vào www.thuvienhoasen.net vào
phần “Sử Phật Giáo Việt Nam” hay bài “Tôi là Phật tử theo cách
riêng của tôi” xin vào www.toquocvietnam.org.
Nhưng tại sao các vị xuất gia “thích” tham gia chính trị?
Theo tinh thần Phật giáo, những vị tu sĩ “Thân xuất gia mà tâm
không xuất gia” nghĩa là những vị tu hành tuy thân đã vào đạo mà
tâm vẫn còn đắm nhiễm thế tục, thích việc hý luận thế gian cho
nên nơi nào có danh, văn, lợi, dưỡng là có mặt vị này. Vì thế
những vị tu hành mà không tu theo Thiền na nghĩa là họ không
nhập được định thì tâm vọng động sẽ nổi lên mà nhà Phật gọi là
“thối đọa” nghĩa là tu lâu mà không đạt được gì cả. Lúc đó họ sẽ
sinh tâm ham danh lợi, thích tham gia hoạt động chính trị thay
vì chuyên tu tâm cầu giải thoát. Vì sao? Bởi vì sắc, tài, danh,
lợi thì lúc nào cũng núp ở trong tâm của con người, nó chỉ đợi
có cơ hội là phát hiện cho nên nếu không thể nhập vào đại định
để có đủ trí tuệ mà tiêu diệt nó thì sự xuất hiện của
tham-sân-si chỉ còn là vấn đề thời gian trước hay sau, mau hay
chậm mà thôi.
Đức Phật dạy rằng:
“Tri kiến lập tri tức vô minh bổn
Tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn”
Nghĩa là đem sự thấy biết bên ngoài đưa vào tâm tức là đem những
cái thấy, nghe, biết của mình chồng lên sự phân biệt thương
ghét, lấy bỏ, hơn thua, tốt xấu thì đây chính là gốc rễ của
phiền não, vô minh. Còn thấy biết rồi bỏ đi tức là không mời
khách trần vào tâm thì mới tìm thấy Niết bàn. Nói cách khác
người đệ tử Phật phải biết cái gì là gút để phải vướng mắc mãi
mãi trong sinh tử luân hồi hoặc làm sao mở gút để không còn ràng
buộc trói trăn mà bước đi thong dong tự tại. Nói thế có nghĩa là
đừng đem những chuyện tranh chấp của thế gian đưa vào tâm sẽ làm
cho tâm bất tịnh. Đức Phật dạy chúng sinh tin sâu vào nhân quả
bởi vì không có việc “một người ăn mà người khác được no” mà
phải là “ai ăn người nấy no, ai uống người đó hết khác”. Người
đệ tử Phật nếu muốn đi theo con đường giải thoát giác ngộ thì
nên tránh xa tranh chấp, xung đột, bè phái chính trị. Bởi vì còn
tranh đấu, còn tranh chấp, còn chia rẽ là còn đi trên con đường
tạo nghiệp, con đường sinh tử trầm luân. Phật Pháp giúp chúng
sinh sống gần với chân tánh của chính mình còn đấu tranh là chạy
theo vô minh phiền não.
Vào thập niên sáu mươi, khi ca sĩ Elvis Prestley được Tổng thống
Nixon mời vào tòa nhà trắng. Sau khi chụp hình kỷ niệm thì Elvis
nói với Nixon rằng :
“Tôi rất thích cảnh uy quyền của ông. Nay mai tôi sẽ vận dụng
tranh cử để được ngồi vào chiếc ghế quyền uy tối thượng này”.
Nixon êm diệu trả lời :
- “Ông lầm rồi, chức vụ Tổng thống ở Hoa Kỳ chỉ có tối đa là 50%
người dân của phe mình ủng hộ. Tôi là Tổng thống Cộng Hòa thì
người Dân Chủ lúc nào cũng bới lông tìm vết để hạ bệ tôi. Đó là
chưa kể phải đối đầu với biết bao nỗi khó khăn về mọi mặt từ
trong nước đến hải ngoại. Còn ông ngày nay và có lẽ mãi mãi về
sau ai ai cũng yêu cũng thích những lời ca và điệu nhảy bất tử
của ông. Thế thì ông còn muốn đánh đổi nữa chăng?”.
Nguyên lý Bất Nhị được xiển dương trong kinh Duy Ma Cật để khai
thị cho người đệ tử Phật về đường tu không hai tức là không còn
phân biệt có hai, có sự đối đãi của những hiện tượng thế gian
pháp. Khi đã thấu hiểu chân lý này, người đệ tử Phật sẽ không
còn thấy có sự khác biệt giữa mình và người vì mình và người vốn
là một cùng chung một bản thể. Không còn thấy sự khác biệt giữa
giáo hội nầy hay giáo hội nọ, không còn thấy có Phật giáo Việt
Nam hay Phật giáo Ấn độ, Phật giáo Tây Tạng hay Phật giáo Trung
Hoa vì mỗi quốc gia tuy ngôn ngữ có khác nhau, hình thức xây
dựng chùa chiền khác nhau, nhưng tất cả cũng là Phật giáo phát
xuất từ một cội nguồn và sau cùng quy về một cứu cánh là giải
thoát giác ngộ cũng như trăm sông cùng đổ về biển lớn. Nói cách
khác Phật giáo giống như một cây Bồ-đề, phát xuất từ một cội
nguồn, tuy dần theo thời gian có sinh ra trăm nhánh, nhưng cuối
cùng nhánh nào cũng trổ cùng một loại trái giải thoát giác ngộ,
không sai không khác. Vì thấy có hai nên con người mới có sự
phân biệt, có tốt có xấu, có người có ta, có giáo hội mình giáo
hội người nên mới có sự xung đột, tranh đấu, chia rẽ, giết hại
lẫn nhau.
Tinh thần vô ngã (không
phải cho mình) vị tha (vì người) của nhà Phật là không còn thấy
có mình, có người do đó nếu người đệ tử Phật còn thấy có giáo
hội này, giáo hội nọ là còn chạy theo chấp ngã, chấp tướng tức
là vẫn còn nô lệ cho phiền não vô minh, khư khư ôm giữ quá khứ
nên sống trong ảo tưởng oan đường. Ngày xưa Đức Phật xuất thân
từ cung thành Ca Tỳ La Vệ, nhưng trong kinh điển Phật giáo không
hề nói Phật giáo Ca Tỳ La Vệ hay Phật giáo Ma Kiệt Đà mà chỉ
thuần nhất Phật giáo. Ngay cả giáo lý nhiệm mầu mà Như Lai chứng
ngộ dưới cội Bồ-đề thì chính Đức Phật cũng không bao giờ nói là
của mình bởi vì Như Lai chỉ thuật lại những gì mà Như Lai thực
chứng. Mà chân lý là sự thật vĩnh hằng của thế gian vũ trụ chớ
đâu phải của riêng gì cho Như Lai. Vì thế trong suốt bốn mươi
chín năm hoằng pháp lợi sinh, Ngài nói:
“Thị tùng thành đạo hậu
Chung chí bạt-đề hà
Ư thị nhị trung gian
Vị thường thuyết nhứt tự”
Nghĩa là:
Từ khi mới thành đạo
Đến lúc nhập Niết bàn
Trong khoảng thời gian này
Ta không nói một chữ.
Con người vì còn chạy theo vị ngã nên mới thấy là của mình,
thuộc về mình, nhưng thật ra trong thế gian có cái gì là của
mình, thuộc về mình đâu? Có ai bảo đảm quý vị sẽ tái sinh là
người Việt Nam trở lại hay là nghiệp lực sẽ quyết định vận mệnh
của mình? “Vạn pháp giai không - Duyên sanh như huyển” nghĩa là
đời là giả tạm, duyên kết thì tạm có, duyên tan thì tan rã, biến
mất vì thế cái gì là thật của mình, thuộc về mình mà phải ôm
giữ, tranh đấu?
Trong cuốn “Lược Sử Phật Giáo” tác giả Edward Conze có viết
rằng:
- Phật giáo chưa bao giờ được biết là có cơ
chế quyền lực trung ương theo kiểu như Giáo Hoàng của Thiên Chúa
giáo hay giáo chủ Khalif của Hồi giáo.
Phật giáo là đạo tự giải thoát giác ngộ chớ không do ai cứu rỗi
như Thiên Chúa giáo vì thế chức vị Tăng Thống hay cơ chế quyền
lực dùng để làm gì, cứu rỗi cho ai? Đạo Phật là đạo giải thoát
chớ đâu phải hệ thống trói buộc. Phật ở trong tâm vì thế bất cứ
ở đâu hễ có tâm là có Phật. Ngày xưa vua Trần Thái Tông rời cung
điện nguy nga, leo trèo lặn lội, núi hiểm suối sâu tìm lên núi
Yên Tử để tìm Phật thì Quốc sư Trúc Lâm nói rằng : ”Trong núi
vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết gọi là
Chơn tâm. Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật,
không nhọc cầu bên ngoài”. Chùa là cửa Phật, ở đâu hay chùa nào
cũng là cửa Phật, tu theo pháp môn nào cũng là đạo Phật và vị
Tăng nào cũng là đệ tử Phật. Ai muốn tu chùa nào cũng được, quy
y với vị Tăng nào cũng thế vì quy y Tam Bảo chớ đâu phải quy y
làm đệ tử riêng cho vị Tăng hay chùa nào. Rất nhiều người cho
đến ngày nay vẫn còn lầm tưởng là chỉ quy y với vị Tăng này chớ
không quy y với vị Tăng kia hoặc nếu quy y với vị Tăng nào thì
phải là đệ tử của vị Tăng đó suốt đời.
Dựa theo luật tạng thì bất
cứ vị xuất gia nào đã thọ Đại Giới đều có thể vì chúng sinh mà
truyền thọ Tam quy. Bởi vì quy y Tam Bảo là quy y với sự chứng
minh của Tăng đoàn để bắt đầu xây dựng cuộc đời tu Phật của
chính mình. Đây cũng được gọi là quy y thế gian trụ trì Tam Bảo
dành cho những người sơ cơ mới vào đạo bởi vì Tam Bảo Phật,
Pháp, Tăng tức là tượng Phật, kinh điển hay tăng đoàn đều là
sinh diệt, vô thường, biến hoại. Mà sinh diệt thì làm sao nương
tựa? Khi mê thì thấy mình và Phật là “Hai” vì ta và Phật là hai
thực thể khác biệt nên mới cầu Phật bên ngoài đến khi thức tỉnh
mới biết tâm mình chính là tâm Phật. Do đó khi đã hiểu đạo rồi
thì người Phật tử nên lìa Sự Tướng mà nhập vào Bản thể thanh
tịnh bất sinh bất diệt. Đó là tự mình quy y Nhất Thể Tam Bảo để
quay về sống với chơn tâm, Phật tánh thanh tịnh sẵn có của chính
mình.
Ngày nay Phật giáo Việt Nam xuất hiện rất nhiều giáo hội gây ra
biết bao sự chia rẽ khiến tinh thần lục hòa biến mất. Tình trạng
Phật giáo thời nay có khác gì loạn 12 sứ quân đời Đinh Tiên
Hoàng, ai cũng muốn làm sứ quân, quốc sư cả. Có giáo hội thì
phải bày vẽ ra giáo điều. Đạo Phật là đạo giải thoát thì tại sao
lại phải tự cột chặt mình vào giáo điều chủ nghĩa, đi ngược lại
với lời di huấn của Đức Thế Tôn? Ngày xưa, Lục Tổ Huệ Năng được
vua Trung Tông thỉnh mời về triều bao nhiêu lần đều bị Ngài từ
chối. Trong lời từ chối, Ngài nói: “Tôi nguyện được trọn đời ở
chốn núi rừng”. Đối với Lục Tổ, làm Quốc sư, làm Tăng Thống
không quan trọng, chỉ là bả công danh, mà quan trọng nhất là làm
sao tẩy sạch mọi ô nhiễm trong tâm để có giải thoát giác ngộ.
Sau đó dùng sự giác ngộ, sự thực chứng của mình mà hoằng pháp
cứu độ chúng sinh. Phải chăng đây là tâm nguyện của người xuất
gia?
Con đường này chính Đức
Phật Thích Ca đã đi và Lục Tổ cũng theo dấu chân Phật không sai,
không khác. Lục Tổ không làm quốc sư mà ai ai cũng kính ngưỡng
và nghe theo lời Tổ dạy làm cho Phật giáo Trung Hoa phát triển
rạng ngời. Trong khi đó Thiền sư Thần Tú được phong làm Quốc sư,
được mũ cao áo rộng mà chẳng chứng đắc được gì. Tu hành là gạt
bỏ trí thức phân biệt đối đãi của thế gian để vun bồi đạo đức,
phát triển trí tuệ và thực chứng chân lý. Ngày xưa Lục Tổ một
chữ cũng không biết mà tu thành Phật trong khi ngày nay hàng vạn
Tiến sĩ mà có ai chứng đắc gì đâu? Điều này đủ chứng minh rằng
cái trí thức của phàm nhân và trí tuệ của bậc chứng đắc cũng ví
như đom đóm mà so với trăng rằm vậy. Vì thế người xưa cũng nói
rằng: “Càng thông minh càng u tối, càng tính toán càng hụt hao”
để minh xác rằng cái trí thức vọng tâm hướng ngoại của chúng
sinh không có một giá trị nào so với tác dụng vô niệm vô ngã của
bậc chứng đắc.
Có người thắc mắc rằng tại sao thời nay vẫn còn sót một vài quốc
gia đang thực thi chánh sách độc tài, phi dân chủ, giết hại chà
đạp nhân quyền thế thì luật nhân quả của nhà Phật giải thích như
thế nào?
Hãy nhìn ngược lại dòng lịch sử nhân loại, đâu có ông vua nào
đốt sách thánh hiền, chôn sống nhân tài hiền sĩ và dùng bạo
quyền để bịt miệng dân hơn bạo chúa Tần Thủy Hoàng, nhưng bây
giờ vua nhà Tần và nước Tần ở đâu? Tần Thủy Hoàng tàn ác, sát
hại dân lành nên khi Hạng Võ (vua nước Sở) đem quân vào Hàm
Dương (kinh đô nước Tần) cũng tàn sát, giết hại con cháu nhà Tần
không còn ai sống sót. Thế thì luật nhân quả đâu có chừa một ai,
từ thiên tử đến chí dân. Thừa tướng Lý Tư vì quyền lợi tối mắt
giúp vua Tần làm những chuyện tàn ác vô luân, nhưng về sau con
vua Tần Thủy Hoàng cũng vì quyền lợi tối mắt mà chém đầu ba đời
dòng họ Lý Tư. Phải chăng đây là nhân quả ứng hiện?
Những năm gần đây, không ai lạ gì tên tuổi nhà độc tài Saddam
Hussen, nước Iraq rất nổi tiếng khát máu. Chẳng riêng gì ông mà
các con và bà con quyến thuộc của ông cũng rất bạo tàn, giết
người làm trò chơi, cưỡng chiếm vợ con người và làm biết bao
chuyện vô luân khác. Đến khi quân đội Hoa Kỳ giải phóng đất nước
này, ông bị treo cổ và các con ông cũng bị giết hết. Một lần
nữa, “Quả báo nhãn tiền” của nhà Phật quả không sai bao giờ! Vì
thế cổ nhân có câu: “Hữu thế bất khả ỷ tận, thế tận oan tương
phùng” nghĩa là khi nắm trong tay quyền thế thì đừng có ỷ quyền,
ỷ thế hại người. Đến khi hết quyền, hết thế thì oan oan tương
báo nó trả lại ghê gớm, thảm sầu. Do đó chạy theo thời thế để có
danh, văn, lợi, dưỡng hại người lợi mình là chạy theo tội nghiệp
còn sống với chân lý mới là cứu cánh thanh tịnh Niết bàn. Giáo
lý của Đức Phật giúp chúng sinh thức tỉnh, dừng lại trước hố
thẳm của tội lỗi đau thương bởi vì có giàu nhất thế giới như
Bill Gates thì khi ra đi cũng bỏ lại hết cho thế gian.
Thêm nữa, con người cũng vì quyền lợi tối mắt mà làm những
chuyện tầy trời, rước voi về cày mã tổ đưa đến chiến tranh giết
hại biết bao sinh linh vô tội. Vì thế, trong lịch sử Việt Nam,
có rất nhiều mẫu chuyện nói về các vua chúa cõng rắn cắn gà nhà,
nhưng có lẽ vua Quang Trung Nguyễn Huệ là người duy nhất đã hai
lần đánh đuổi ngoại bang về dầy xéo quê hương cũng vì quyền lợi
cá nhân của vua Lê và chúa Nguyễn. Những chiến công hiển hách
của nhà Tây Sơn là những trang sử rực rỡ làm cho Trung Hoa và
Thái Lan đều khiếp sợ.
Nước Việt Nam lúc bấy giờ ngoài Bắc có vua Lê, nhưng thực quyền
nằm trong tay chúa Trịnh. Còn trong Nam thuộc chúa Nguyễn Định
Vương. Sự phân chia, chiến tranh Nam Bắc dai dẳng làm cho người
dân Việt sống trong lầm than khổ sở biết bao năm. Do đó khi nhà
Tây Sơn dấy binh khởi nghĩa là muốn thống nhất đất nước để con
dân Việt được sống trong thanh bình, an cư lạc nghiệp.
Chiến thắng Đống Đa vẻ vang mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) do quân
Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung đã đánh đuổi quân
xâm lược nhà Thanh ra khỏi bờ cõi Việt Nam do vua Lê Chiêu Thống
cầu viện ngoại bang. Cuộc chiến quyết định tại trận Đống Đa đã
đánh bại trên 200.000 quân Thanh khiến Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ,
quên mặc áo giáp, không kịp thắng yên ngựa, quên luôn cả ấn tín
cùng tàn quân chạy về Tàu.
Năm Bính Thân (1777) sau khi Nguyễn Nhạc xưng vương liền cử hai
em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ vào Nam đánh chúa Nguyễn Định
Vương và Đông Cung thua chạy về Vĩnh Long và sau cùng tử trận
tại Long Xuyên. Chỉ còn người cháu là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát
được. Phúc Ánh chạy trốn và được Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau De
Béhaine, Evêque d’Adran) đem trốn vào rừng và sau đó Bá Đa Lộc
giúp phương tiện cho Nguyễn Ánh lấy đảo Thổ Châu (Phú Quốc) rồi
trở về Long Xuyên cùng tướng Đỗ Thành Nhơn đánh lấy lại thành
Gia Định. Nguyễn Phúc Ánh xưng vương và phong Đỗ Thành Nhơn làm
Phụ chánh, nhưng chẳng bao lâu Đỗ Thành Nhơn bị Nguyễn Ánh xử
tử.
Bốn năm sau, Nguyễn Huệ đem binh vào cửa Cần Giờ, phá tan quân
Nguyễn Ánh tại sông Ngã bảy. Phúc Ánh chạy về Lữ phụ. Nguyễn Huệ
đuổi đến Lữ phụ rồi dùng thế trận bối thủy của Hàn Tín tức là
dàn quân quay lưng về phía sông, công hãm quân Nguyễn Ánh tan rã
tơi bời, Phúc Ánh suýt chết, chạy ra Phú Quốc rồi qua cầu viện
Thái Lan, diễn cảnh cõng rắn cắn gà nhà. Vua Thái Lan là Chánh
Vương Chất Tri từ lâu đã có dã tâm muốn chiếm lấy Gia Định nên
không ngần ngại sai tướng Thát-Xi-Đa đem binh bất ngờ đánh úp
chiếm được Hà Tiên. Năm 1783, Nguyễn Huệ hay tin liền kéo đại
binh vào Nam đánh tan binh Nguyễn Ánh. Nguyễn Phúc Ánh thua to
phải chạy ra đảo Phú Quốc và gởi Châu Văn Tiếp sang Thái Lan cầu
viện lần nữa. Quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, Nguyễn Phúc Ánh
phải chạy từ đảo này sang đảo khác để trốn. Trong khi trốn
tránh, Nguyễn Phúc Ánh gặp lại Bá Đa Lộc và được Bá Đa Lộc đề
nghị nên sang cầu nước Pháp. Nguyễn Phúc Ánh gởi Hoàng tử Cảnh
và một tờ quốc thơ cho Bá Đa Lộc sang Pháp xin viện binh. Tờ
quốc thư có 14 điều đại để nói rằng: Nguyễn Vương giao toàn
quyền cho Bá Đa Lộc sang Pháp nhờ giúp cho 1500 quân võ trang,
để bù lại, Nguyễn Vương xin nhường cho nước Pháp cửa Hội An và
quần đảo Côn Lôn. Cửa bể Đà Nẳng sẽ là đất chung cho cả Đại Việt
lẫn Pháp. Người Pháp được tự do xây dựng trên cửa biển ấy và
người Pháp được đặc quyền buôn bán trên đất nước của Nguyễn
Vương. Trong lúc sắp ra đi thì có tin quân cứu viện Thái Lan sắp
đến.
Năm 1784 quân Thái Lan chia hai đường tiến vào Việt Nam. Ba vạn
bộ binh và kỵ kinh vượt qua Cao Miên và hai vạn thủy binh tiến
vào Kiên Giang. Quân Thái Lan đánh tới đâu thắng tới đó, sát hại
dân lành làm quân Tây Sơn phải lui về Gia Định. Nguyễn Huệ lãnh
ấn kiếm của Vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đem quân vào Nam. Nguyễn
Huệ là tay anh hùng xuất chúng, hành quân như vũ bão, mưu kế
thần tình, lão luyện binh thơ chiến pháp chẳng khác Tôn Tử ngày
xưa. Thêm vào đó, binh sĩ của Nguyễn Huệ võ nghệ giỏi, xông trận
như hùm beo nên chẳng bao lâu quân của Thái Lan và Nguyễn Phúc
Ánh chết ngổn ngang, đen đặc cả một giòng sông, bốn vạn xác
nghẽn cứng một đoạn sông, ba trăm chiến thuyền cháy ngùn ngụt
khói đen cả một bầu trời. Nguyễn Phúc Ánh thua chạy về Hà Tiên
rồi trốn sang Thái Lan cầu viện Pháp.
Trong hai mươi bốn năm từ ngày khởi nghĩa, Vua Quang Trung và
nhà Tây Sơn đánh Nam dẹp Bắc không ngừng nghỉ, chỉ mong đem lại
bình yên lâu dài cho đất nước. Đem cái dũng để đánh ngoại bang,
đem lòng nhân để trị thiên hạ, chỉ mong sao cho đất nước thái
bình. Nhưng trời không chiều lòng người trung nghĩa nên làm vua
mới được bốn năm, khi vận nước chưa yên, vua Quang Trung băng hà
khi mới vừa 40 tuổi. Từ khi Vua Quang Trung qua đời, nội bộ của
nhà Tây Sơn chia rẽ và cuối cùng Nguyễn Phúc Ánh với sự trợ giúp
của người Pháp đã chiếm lại toàn cõi Việt Nam.
Nguyễn Phúc Ánh xưng vương tức là vua Gia Long. Thời chiến
tranh binh biến từ cổ chí kim, từ Đông qua Tây, thắng thua thành
bại là chuyện thường, tướng nào thờ chủ nấy, tận trung báo quốc.
Ngay cả Tào Tháo là tay gian hùng mà ông chỉ tha những người tận
trung vì chúa của họ và ra lệnh chém đầu những kẻ hai lòng. Sau
đây là câu chuyện trả thù của vua Gia Long phỏng theo tài liệu
của giáo sĩ De La Bissachère, người có cơ hội chúng kiến cuộc
hành hình đẫm máu tại Phú Xuân vào mùa Thu năm 1802. Đây là một
mẫu chuyện để luận cổ suy kim vậy.
Vào ngày trăng tròn nhằm ngày rằm tháng 7 năm 1802 cũng là ngày
Vu lan báo hiếu, vua Gia Long cùng đoàn tùy tùng trên các xe
song mã dừng trước khán đài. Ngoài vua, còn có các quan ngự sử,
thượng thư cùng các phu nhân. Về phía người Pháp có sự hiện diện
của giám mục Eyot, giáo sĩ Le Labouse, giáo sĩ De La Bissachère,
thuyền trưởng hai chiến thuyền giúp Nguyễn Ánh ngày xưa là
Dayot, Vannire và hai Đại tá quân đội viễn chinh Pháp.
Tử tội là tướng Trần Quang Diệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, mẹ Trần
Quang Diệu và Trần Bích Xuân là con gái của đôi tướng tài. Đội
hành quyết dẫn bốn người ra trình diện vua. Mẹ Trần Quang Diệu,
tuy ngoài 80 nhưng nét mặt vẫn còn quắc thước. Nữ tướng Bùi Thị
Xuân chân bị còng dây xích bước từng bước ngắn rất khó nhọc
nhưng vẫn toát ra một vẻ hiên ngang oai dũng.
Trước giờ hành quyết, vua Gia Long hạ lệnh:
- Trần Quang Diệu. Ngươi có điều gì muốn nói trước khi chết
không?
Trần Quang Diệu đứng thẳng, nghiêm trang nói:
- Mẹ ta nay tuổi già sức yếu, một đời người chẳng hại ai, nay đã
ngoài tám mươi. Xin ngươi hãy tha chết cho mẹ ta.
Vua Gia Long đưa mắt nhìn mẹ Trần Quang Diệu rồi cười nói:
- Hôm nay là ngày Rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân, Ta mở
lượng khoan hồng tha cho mẹ ngươi được sống, nhưng nhà ngươi
phải chết không toàn thây. Quân đâu, mang tên Trần Quang Diệu ra
xử lăng trì.
Mẹ Trần Quang Diệu nghe vậy đứng thẳng người giơ tay chỉ thẳng
vào mặt vua Gia Long mắng:
- Thằng tiểu nhân! Giết gì thì cứ giết việc gì phải phanh thây
xẻ thịt. Ta quyết không vì sự sống của thân già này mà để cho
các con ta chịu nhục.
Nói xong tự mình đập đầu vào tam cấp tự tử mà chết.
Bùi Thị Xuân đau đớn than rằng:
- Mẹ ơi! Sao mẹ lại hủy hoại thân mình như thế làm chúng
con đau lòng!
Ba hồi trống dục nổi lên, ngoài sân đội hành quyết bắt đầu hành
hình tướng Trần Quang Diệu. Một tên chém đầu ông lìa khỏi cổ,
tên thứ hai chém ngang hông dứt làm hai đoạn rồi chúng tiếp tục
lóc da xẻ thịt.
Bùi Thị Xuân tức giận chỉ vào mặt vua Gia Long hét lớn:
Nguyễn Ánh! Ngươi là kẻ tiểu nhân hèn hạ, đã làm điều dã man tàn
bạo, đào mộ Tiên đế ta (tức Vua Quang Trung), dù ngươi là kẻ
chiến thắng nhưng mai này ai dám bảo ngươi là kẻ anh hùng.
Vua Gia Long cười mỉa hỏi:
- Ngươi thử cho ta biết, ta và Nguyễn Huệ, ai hơn ai?
- Luận về tài, ngươi làm sao so sánh được, một bên là mãnh hổ
một bên là cẩu (chó) hèn. Tiên đế ta trăm trận trăm thắng từ Nam
ra Bắc, đại phá quân Thanh lấy lại cơ đồ chỉ trong năm ngày. Còn
ngươi cầu cứu quân ngoại bang cả vạn binh, chỉ một đêm bị quân
ta đánh tan rã.
Vua Gia Long giận run nhưng vẫn làm ra vẻ bình tĩnh hỏi:
Còn nói về đức thì thế nào?
Bùi Thị Xuân đáp:
- Về đức, ngươi cũng không đáng để so sánh. Tiên đế ta lấy nhân
nghĩa đối xử với các tôi nhà ngươi. Còn ngươi dùng tâm của kẻ
tiểu nhân hèn hạ đối xử với các nghĩa sĩ. Tiên đế ta đánh đổ hai
nhà Trịnh, Nguyễn là đem an lạc và đời sống ấm no cho sơn hà xã
tắc. Còn ngươi rước quân ngoại bang về tàn sát lương dân, bắt
được các sĩ tướng của Tiên đế ta thì xử tru di tam tộc. Tiên đế
ta chết đã mười năm, ngươi còn đào mả lấy xương cốt làm tội.
Bùi Thị Xuân vừa dứt lời, các tướng hầu cạnh vua đều rút gươm
khỏi vỏ. Vua Gia Long ngăn lại bảo:
- Đừng giết ngay, ta muốn xem gan nó lớn cỡ nào. Quân đâu! Đem
con gái Bùi Thị Xuân ra cho voi giày trước mặt nó.
Bỗng có một người con gái tuổi thanh xuân từ cánh trái khán đài
tiến đến cạnh vua nói lớn:
- Xin Hoàng huynh hãy tha tội chết cho con gái Bùi Thị Xuân, nó
còn trẻ dại đâu có tội tình gì?
Mọi người giật mình quay nhìn lại, thì ra đó là Quận chúa Ngọc
Du. Vua Gia Long lấy làm ngạc nhiên hỏi Ngọc Du:
Trong trận đánh Bình Định, Trần Quang Diệu đã giết chết Võ Tánh
chồng của em, sao em còn xin tha cho con gái của nó?
Ngọc Du trả lời:
- Thưa Hoàng huynh! Ngày trước trong trận đánh thành Quy Nhơn,
chồng em không giữ nổi thành nên tự vận và Bùi Thị Xuân đã tha
mạng cho mẹ con em nên em mới còn sống đến ngày nay. Xin Hoàng
huynh nghĩ tình ấy mà tha tội cho con gái Bà.
Vua Gia Long lắc đầu, đoạn quay sang bọn quân sĩ quát lớn:
- Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Quân đâu, hãy mang con gái Bùi Thị
Xuân ra hành hình.
Thế là một hồi trống dục lại nổi lên. Đội hành quyết áp tải
người con gái tên Trần Bích Xuân ra sân lột hết y phục một cách
dã man tàn bạo. Một võ sĩ khác dẫn một con voi to lớn bước chậm
rãi đến gần nàng. Khuôn mặt nàng biến sắc, Bích Xuân hoảng sợ
nhìn về phía mẹ kêu thất thanh:
- Mẹ ơi cứu con với!
Bùi Thị Xuân nghiêm nét mặt hét lớn:
- Con nhà tướng phải chết anh dũng! Hãy hiên ngang chết cùng cha
mẹ còn hơn là sống với đám tiểu nhân bán nước!
Bùi Thị Xuân vưa dứt lời, voi đã dùng vòi quấn lấy con gái Bà
tung lên không trung. Khi nàng rơi xuống cùng với tiếng hết hãi
hùng, voi đưa cặp ngà ra hứng. Ngà voi nhọn xuyên qua người,
Bích Xuân quằn quại trên miệng voi mà chết. Voi quăng xác nàng
xuống đất rồi dùng chân phải giày đạp lên. Xót thương thay người
con gái trẻ chết nát tan thân thể. Mọi người hiện diện đều rùng
mình rơi nước mắt.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân lặng người đau đớn. Bà kéo lê đôi chân đã
bị xiếng đến gần con voi vừa giày đạp con gái mình. Khí sắc bà
vẫn hồng hào, hiên ngang như khi lâm trận. Tên điều khiển voi
thúc voi quấn lấy bà. Voi vừa vươn vòi, bà trợn mắt hét lên một
tiếng như sấm nổ, voi thất kinh co vòi thụt lui. Tên nài voi lại
thúc voi, voi bước tới thấy bà lại thối lui. Tên nài không biết
tính sao, lấy gậy đập vào đầu voi, voi thét lên một tiếng hất
tên nài xuống đất rồi cắm đầu chạy ra khỏi pháp trường. Đội quân
hành quyết lại đưa voi khác vào thay, nhưng con nào cũng thế,
khi đến gần nghe nữ tướng hét lên đều co vòi quay đầu bỏ chạy.
Ba hồi trống dục dứt tiếng. Cả pháp trường im phăng phắc đến
nghẹt thở. Nguyễn Ánh tức giận quát lớn:
- Nếu voi không giết nổi người đàn bà này thì cho ngũ mã phanh
thây. Nhất định cho nó chết không toàn thây.
Ba hồi trống dục lại vang lên. Năm tên nài ngựa trong đội hành
quyết dẫn năm con ngựa khỏe ra pháp trường, chúng dùng dây buộc
mỗi con vào đầu, vào tay, vào chân nữ tướng xếp thành hình ngôi
sao. Nữ tướng vẫn bình tĩnh, nét mặt không thay đổi và không tỏ
chút sợ hãi nào. Tiếng trống tiếp tục dồn dập trong bầu không
khí thê lương. Tên đội trưởng ra dấu cho năm tên nài cùng quất
roi cho ngựa chạy về năm hướng làm thân xác Bà bị xé nhiều mảnh,
máu me lai láng trông rất kinh hãi. Ai nấy đều xúc động, mặt đầm
đìa nước mắt và vô cùng cảm kích trước sự anh dũng của nữ tướng
khi chứng kiến những giây phút sau cùng đầy khí phách, kiên
cường của Bà và hình ảnh bất diệt này vẫn còn vang vọng đến ngày
nay.
Vua Gia Long nhờ Pháp phục hồi được ngôi vị, nhưng than ôi con
rắn đã vô nhà rồi thì đàn gà làm sao chống nổi. Vì thế mà trong
suốt chiều dài gần hai trăm năm lịch sử của Việt Nam, con cháu
Gia Long bị người Pháp kềm kẹp, khống chế, tù đày, tuy mang
tiếng làm vua nhưng hữu danh mà vô quyền (làm vua mà hàng tháng
lãnh lương của Pháp). Đây phải chăng là nhân quả, cha ăn mặn con
khát nước?
Không những sự phân chia dị biệt giữa những người khác giống nòi
mà ngay cả những người cùng nòi cùng giống, cùng tập quán hay
tín ngưỡng cũng phân chia mà sinh ra xung đột mãnh liệt đưa đến
sự tranh đấu chém giết lẫn nhau. Thí dụ Phật giáo ngày nay trên
thế giới được chia thành hai phái Tiểu thừa và Đại thừa mà trong
mỗi phái lại chia ra thành nhiều tông phái khác nữa. Thiên Chúa
giáo thì chia làm Công giáo và nhiều chi phái Tin Lành, đó là
chưa kể những nhánh khác như phái Chính Thống ở Nga, phái Hợp
Nhất ở Hy Lạp. Về phía những nhà triết học thì đồ đệ của Hégel
đã chia thành hai phe Tả và Hữu, những môn đồ của Marx cũng phân
làm các phe Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, TiTo, Mao Trạch Đông, ở Hoa
Kỳ thì có đảng Cộng Hòa, Dân Chủ… Sự bất đồng tư tưởng đã đưa
con người đến nhiều cuộc tranh chấp đẫm máu. Những cuộc chiến
tranh giữa các tôn giáo hoặc trong một tôn giáo hay những sự
thanh toán quyết liệt giữa các phe phái chính trị đã cho thấy
rằng sự bất đồng tư tưởng là một trở ngại lớn lao đưa đến chiến
tranh thảm khốc, giết hại lẫn nhau mà không biết gớm.
Đức Phật đã nâng cao những giai cấp thấp tận cùng xã hội lên địa
vị bình đẳng. Vì thế theo Đức Phật, nếu giá trị con người nằm ở
đời sống đạo đức và trí tuệ thì con đường giải thoát giác ngộ sẽ
không còn ranh giới của giới tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ…
cho nên nếu bất cứ ai một khi thực hành đúng chánh pháp của Như
Lai thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc, an lạc, Bồ-đề và Niết bàn.
Đức Phật thường dạy các đệ tử đừng vì kính nể, tôn trọng Ngài mà
nhắm mắt tin theo lời Ngài dạy. Chúng sinh hãy tư duy, kiểm
nghiệm để cảm nhận được sự lợi ích thì lúc đó hãy thực hành
những lời Như Lai dạy. Cảm tình với thầy mình là vô minh mà hãy
noi theo đạo đức và trí tuệ của thầy mình mới là hành động của
người trí, là theo chánh đạo.
Tại sao ngày nay người tu thì nhiều mà không đạt được đạo? Bởi
vì họ không giữ giới. Trong tam vô lậu học “Giới-Định-Tuệ” thì
giới là khuôn vàng thước ngọc, là cánh cửa để vào căn nhà giác
ngộ. Tham thì phá giới, sân phá định và si phá trí tuệ khiến con
người sống trong tăm tối mà làm nô lệ cho phiền não vô minh. Vì
tầm quan trọng của giới mà trước khi nhập diệt, Đức Phật đã dạy
rằng: “Gặp thời không có Phật, hãy lấy giới luật làm thầy”.
Ngoài ra, trong Luật tạng cũng ghi lại những hiện tượng của
người xuất gia không biết giữ gìn Chánh pháp để chúng sinh tư
duy quán chiếu:
1) Dục giới: tức là lòng còn ham muốn vật chất. Vị nào thích ăn
ngon, mặt đẹp (như áo cà sa phải vải tốt) hoặc thích ở nơi có
tiện nghi sung túc đều không phải là chân tu. Ngày xưa Đức Phật
thường ca ngợi những Tỳ kheo thiểu dục vì thế Đức Thế Tôn luôn
quy định vật dụng, y bát đều làm bằng những vật liệu thô thường
(không được làm bằng vật liệu quý hiếm), áo cà sa phải làm màu
vải xấu đi và việc ăn uống không cầu mỹ vị hay yêu sách cúng
dường. Đức Phật khuyên thiểu dục là đáp ứng nhu cầu căn bản để
bảo đảm cuộc sống tức là nuôi thân mà tu đạo.
2) Sắc giới: tức là lòng ham muốn danh tiếng địa vị nghĩa là
nghĩ mình mặc chiếc áo vàng là cao trọng hơn người khác, bắt
người lạy cúng và gặp ai cũng cho là tội lỗi còn mình là thanh
khiết. Đua đòi làm chùa chiền to lớn một cách quá nhu cầu, tổn
hại sức bá tánh để thỏa mãn bản ngã của riêng mình (chùa tôi vĩ
đại hơn chùa thầy) mà cho rằng đó là hoằng dương đạo pháp thì
cũng là háo danh ham địa vị.
3) Vô sắc giới: là lòng tham cầu hư danh. Hiện tượng này không
phải đến bây giờ mới xuất hiện mà ngay vào thời Đức Phật đã có
nhiều Tỳ kheo tuyên xưng mình đắc pháp dù chưa đắc pháp (Đề Bà
Đạt Đa). Họ dùng Niết bàn để chiêu dụ hay địa ngục để gây hoang
mang, kinh sợ cho tín đồ. Họ còn mượn Phật để mê hoặc chúng sinh
vào con đường mê tín. Luật tạng có ghi lại nhiều chuyện giống
như vậy đã bị Phật chê trách.
Thời nay thay vì chú tâm tu học Phật pháp, người đệ tử Phật ở
hải ngoại chỉ lo hô hào, tổ chức gây quỹ dưới những hình thức
đượm màu tục lụy để tranh nhau xây chùa to, đúc tượng lớn mà xa
dần phẩm hạnh của đời sống tinh thần nên dễ dàng lâm vào cảnh nợ
nần ngân hàng nên cả Thầy lẫn đệ tử phải đôn đáo lo “chạy tiền”
trả nợ “chùa” bằng cách biến chốn tôn nghiêm thanh tịnh thành ra
những hí viện, trung tâm ca nhạc. Đức Phật dạy rằng: “Một người
chết đuối thì không thể nào cứu một người khác đang chết đuối
được”. Mình thì tham-sân-si mạn nghi đầy ấp, to hơn cả núi Tu Di
thì làm sao dạy chúng sinh sống đời trong sạch?
Vì thế Đức Phật lại dạy rằng: “Người đem tâm đời tức là danh,
lợi, sân, si mà làm việc đạo thì việc đạo biến thành việc đời.
Trái lại, người đem tâm đạo tức là từ, bi, hỷ, xả mà làm việc
đời để giúp đỡ chúng sanh thì việc đời trở thành việc đạo.”
nghĩa là: “Đem đời vào đạo sẽ làm cho đạo chao đảo chông chênh,
nhưng đem đạo vào đời sẽ làm cho đời thêm thanh cao vững chắc”.
Trăm năm trước người Trung Hoa đến định cư tại Hoa Kỳ, họ cũng
xây chùa to, tạc tượng lớn, tụng niệm có khác gì Phật giáo Việt
Nam ngày nay. Nhưng chỉ mới trải qua hơn trăm năm khi thế hệ
già, thế hệ củ mất đi thì chùa chiền cũng theo họ biến mất. Vì
sao? Bởi vì giáo lý nhiệm mầu của Đức Phật không còn được rao
giảng, các sư chỉ chú trọng vào hình thức, cúng vái cầu xin và
thiếu đức hạnh nên tinh thần Phật giáo không còn ăn sâu vào đời
sống xã hội vì thế những thế hệ trẻ mất niềm tin nơi Phật Pháp
nên không còn tiếp tục con đường truyền thống mà ông cha đã đi
qua.
HẾT
|
|