A Di Đà Phật! Kính chào quý khách ghé thăm 

 

 

Giác Ngộ Và Phát Nguyện

 



Lời Nói Đầu
Phần Giới Thiệu
Đề Mục Kinh
Nhân Duyên Và Thời Điểm Phật Nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Phần Chánh Tông
Bảy Đoạn Phật Hỏi Về Tâm Chỉ Rõ Tánh Thấy
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Nhất
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Hai
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Ba
A Nan Đã Hiểu Được Chơn Tâm Nhưng Chưa Dám Nhận
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Tư Và Thứ Năm
A Nan Nghi "Chơn Tâm" Đồng Với Thuyết "Tự Nhiên" Của Ngoại Đạo Do Nhận Thức Sai Lầm Khiến Cho Con Người Bỏ Mất Bản Tâm Thanh Tịnh Bản Giác Thường Trú Của Mình
Tánh Thấy Ngoài Hai Nghĩa : Hòa Hợp Và Không Hòa Hợp
Bốn Khoa Bảy Đại Vốn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng
Ngũ Uẩn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Như Lai Tạng
Sáu Nhập Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng
Mười Hai Xứ là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng
Bảy Đại Là Hiện Tượng Biểu Hiện Của Như Lai Tạng
Giác Ngộ Và Phát Nguyện
Phật Thuyết Minh Tánh Của Các Đại Vốn Không Ngăn Ngại Gì Nhau, Nhằm Khai Thị Chơn Lý - Sắc Không, Không Sắc.
Phật Khai Thị Nguồn Gốc Duyên Khởi Của Hiện Tượng Vật Chất
Phật Chỉ Hai Nghĩa Quyết Định
Dựa Vào Nhơn Tu Mà Suy Biết Quả Sơ Chứng
Chỉ Rõ Chổ Hư Vọng Của Sáu Căn
Phật Bảo Đánh Chuông Để Chứng Nghiệm Tánh Nghe Của Nhĩ Căn Là Thường Còn
Nương Chổ Ngộ Mà Viên Tu
Chỉ Một Cái Khăn Mà Sáu Lần Cột Thì Thành Sáu Gút. Mở Hết Sáu Gút Một Cũng Không Còn
Gạn Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông
Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Phật Bảo Văn Thù So Sánh Chọn Căn Ưu Việt Nhất
So Sánh Sự Ưu Khuyết Của Sáu Trần, Năm Căn, Sáu Thức Và Bảy Đại

- CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ.


- NIỀM TIN PHẬT GIÁO


- VÀI NÉT VỀ NỘI TÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

Sau khi được Phật chỉ bảo tận tường để thu bốn khoa và bảy đại vào Như Lai Tạng bản thể thì ông A Nan và đại chúng cùng trực ngộ tâm tánh, không còn hoài nghi, dính mắc. Ban đầu ông A Nan và đại chúng chấp cái thân giả tạm này cho là tâm ở trong thân. Ông A Nan nhờ Phật chỉ dạy bằng phương tiện dẫn dụ, lời lẽ khéo léo nhiệm mầu nên cả thính chúng thân tâm bây giờ thanh thoát rỗng rang.

Xưa cho hư không là rộng lớn, nay ngộ được tâm nhiệm mầu mới là bao la quảng đại, vô cùng vô tận nên chỉ xem mười phương hư không như chiếc lá cầm trong tay thôi. Tất cả sự vật hiện tượng trên thế gian đều là diệu dụng của tâm Bồ-đề nhiệm mầu, sáng suốt của mình biểu hiện. Tâm này biến khắp và bao trùm cả mười phương. Từ chơn tâm, bản thể thanh tịnh đó mà sinh ra con người, núi cao rừng thẳm, chim bay cá lặn, mặt trời mặt trăng… ngay cả vũ trụ bao la vô cùng vô tận cho đến những sự vật bé nhỏ như vi trần, không có vật gì ngoài chơn tâm cả.

Xưa chỉ nhận thân do cha mẹ sinh ra là thật rồi sinh tâm yêu mến, nay nhìn ngược lại thân này chẳng khác chi một hạt bụi trong mười phương hư không, như những bong bóng giữa đại dương nổi chìm có ly có hợp, chẳng biết sinh từ đâu. Xưa mê lầm chơn tâm nên chỉ chấp vọng tưởng sinh diệt làm tâm. Nay nhờ ngộ rồi nên biết được chơn tâm mới là tâm tánh nhiệm mầu thường trụ bất diệt và mới thật là tâm tánh bản lai thường trụ của chính mình.


Ở trước Phật, ông A Nan thay lời đại chúng, xin được nói lên một bài kệ tán dương Đức Phật, cùng phát nguyện và trình lên những điều tâm đắc của tận đáy lòng :

 

Diệu trạm tổng trì bất động Tôn

Thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hữu

Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng

Bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân.

Nguyện kim đắc quả thành bảo vương.

Hoàn độ sa thị hằng sa chúng.

Tương thử thâm tâm phụng trần sát.

Thị tắc danh vi báo Phật ân.

Phục thỉnh Thế Tôn vị chứng minh

Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập

Như nhất chúng sinh vị thành Phật.

Chung bất ư thử thủ Nê Hoàn.

Đại hùng đại lực đại từ bi

Hi cánh thẩm trừ vi tế hoặc

Linh ngã tảo đăng vô thượng giác

Ư thập phương giới tọa đạo tràng.

Thuấn-nhã-đa tánh khả tiêu vong

Thước-ca-la tâm vô động chuyển.


Dịch là :


Cao quý hay! Thủ Lăng Nghiêm Vương ít có
Là pháp diệu trạm, bất động tổng trì


Đây là những lời tán thán Pháp thân thanh tịnh nhiệm mầu, vắng lặng ứng hiện đến khắp tất cả nên gọi là Diệu trạm. Tuy nói Pháp thân mà vẫn trọn vẹn ba thân. Vì Pháp thân là thể của các pháp và có đầy đủ ba đức nên gọi là Tổng trì. Thân Phật biến khắp pháp giới, ứng hiện đến với tất cả quần sanh và tùy duyên cảm ứng khắp mọi nơi mà luôn an trú ở cội Bồ-đề nên gọi là bất động. Trọn câu này là muốn chỉ cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.


Ông A Nan vì thấy Phật có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp nên sanh tâm yêu thích mới phát tâm xuất gia nên Đức Phật mới chỉ cho ông thấy tuy thân Phật rực rỡ huy hoàng, nhưng cũng chỉ là ứng thân sinh diệt cho nên sự phát tâm xuất gia như vậy là hư vọng, không chính đáng. Nay nhờ ơn Phật khai thị nên diệu ngộ được tâm mình mà thấy được Pháp thân Phật. Ban đầu, A Nan thỉnh Phật khai thị con đường tu tập thiền định thì Phật dạy rằng : ”Có pháp tam-ma-đề gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương” sẽ giúp ông phá vọng hiển chơn để thấu tột nguồn nhất chân mà chứng nhập chân lý. Vì đã ngộ được thể của định nên ông khen ngợi pháp này là hiếm có.


Trừ hết tướng điên đảo ức kiếp của con
Không trải A Tăng Kỳ mà được pháp thân


Xưa ông A Nan chấp vọng tưởng điên đảo mà cho là chân thật,  nay nhờ liễu ngộ nên phiền não biến mất, điên đảo tiêu trừ. Xưa chỉ biết thân tâm huyển vọng, nay cũng thân ngũ uẩn mà ngộ được pháp thân mà không cần trải qua A Tăng Kỳ kiếp. Đây là thiền đốn ngộ, trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật.


Tôi nguyện từ nay cho đến khi thành Phật
Độ chúng sinh như số cát sông Hằng
Đem thân tâm phụng sự vi trần quốc
Thế mới đủ đáp đền thâm ân Phật.


Phật giáo Đại Thừa luôn khuyến khích người đệ tử Phật vì chúng sinh hoằng pháp độ sinh. Tâm niệm rằng : “Thượng cầu thành Phật, hạ hóa chúng sinh” là cách đền ơn Phật thực tiễn nhất.


Cúi xin Thế Tôn chứng minh cho :
Đời ác trược tôi thề vào trước
Còn một chúng sinh chưa thành Phật
Thì tôi không nhận hưởng Niết Bàn


Đời ác trược ngũ thế mà tôn giả A Nan nguyện vào để cứu chúng sinh còn trầm luân trong chốn bụi trần, thống khổ chớ không lo an lạc thanh tịnh Niết bàn cho riêng mình. Ngài nguyện độ tất cả chúng sinh rồi mới thành Phật. Đây là lời thề nguyện rộng lớn mà có lẽ chưa có vị A la hán nào trong hàng Thanh Văn phát nguyện như vậy. Ngài Địa Tạng Bồ-tát cũng phát nguyện rằng : “Khi nào còn chúng sinh trong chốn u minh thì Ngài nguyện sẽ không thành Phật”.


Bạch đấng Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi
Tôi hy vọng xét trừ vi tế hoặc
Để sớm lên Vô Thượng Bồ-đề
Tôi sẽ làm Phật sự khắp mười phương


Tôn giả A Nan tuy ngộ được Pháp thân, nhưng đây mới chỉ là kiến đạo chớ chưa phải là chứng đạo. Vì thế trong A Nan vẫn còn vô minh vi tế ẩn núp thâm sâu rất khó tiêu trừ cần phải dùng oai lực dũng mãnh của thiền định mới có thể phá được. Một khi những kiến hoặc đã tiêu tan thì con đường để viên thành Phật quả sẽ không còn xa. Khi thành Phật thì Ngài sẽ độ chúng sinh mười phương thế giới bao la vô cùng vô tận.


Hư không dù hết, nguyện tôi không cùng.


Thuấn-nhã-đa là hư không. Thước-ca-la là kiên cố. Đây là lời thệ nguyện để nói lên tâm bất thối kiên cố. Tuy hư không, vô hình vô tướng, bao la vô cùng vô tận mà còn có thể tiêu tan, còn tâm kiên cố và nguyện lực của Ngài A Nan không bao giờ lay chuyển.

|