Đức Phật bảo A Nan :
- Có gì khác nhau giữa màu đen tối mà người mù thấy được và màu
tối đen mà người sáng mắt nhìn thấy khi họ ở trong phòng tối?
- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy.Bottom of
Form
Phật bảo :
- A Nan! Nếu người mù
chỉ thấy được màu tối đen khi bỗng dưng được sáng mắt lại nên
thấy được đủ loại sắc tướng. Ông gọi đó là do mắt thấy. Và khi
người ở trong phòng tối kia, chỉ thấy phía trước hoàn toàn màu
đen, bỗng dưng thấy được mọi vật nhờ có đèn sáng, lẽ ra nên gọi
là đèn sáng đúng hơn. Nếu cái thấy do đèn thì đèn có được cái
thấy, và nếu là đèn thấy thì quan hệ gì đến ông? Thế nên phải
biết, đèn làm cho ta thấy rõ được mọi vật, còn cái thấy là do ở
mắt, chớ không phải đèn. Khi mắt nhận rõ các vật thể thì “tánh
thấy” đó chính là tâm, chớ không phải là mắt.
Sau khi Phật chỉ sự khác nhau giữa cái tánh thấy và sự thấy của
mắt thì bây giờ ông A Nan lại lý luận rằng người mù thấy tối đen
thì cái tối đen đâu phải cái thấy. Phật lại dạy tiếp nếu cho
rằng người mù chỉ thấy tối đen không phải là cái thấy, còn người
sáng mắt ngồi ở trong một căn phòng kín tối đen thì người sáng
mắt cũng chỉ thấy một màu đen có khác gì người mù đâu. Vậy nếu
người mù và người sáng mắt cùng ngồi trong căn phòng kín tối đen
thì cái thấy của họ có khác gì nhau. Phật lại dạy tiếp rằng nếu
người mù bỗng dưng được sáng thì ông A Nan gọi cái thấy đó là do
mắt thấy. Nhưng nếu cùng lý luận như vậy thì người sáng mắt ngồi
trong căn phòng kín tối đen bỗng dưng có đèn sáng nên thấy được
mọi vật thì cái thấy bây giờ là do đèn chớ đâu phải do mắt. Điều
này là sai.
Vậy mắt thấy hay tâm thấy?
Nếu nói rằng mắt thấy thì sai lầm, thiển cận mà cho rằng không
phải con mắt thấy lại càng sai. Còn nếu nói rằng tâm thấy thì
tâm thấy là cái tâm nào? Kinh Phật dạy rằng : “Quá khứ tâm bất
khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” nghĩa
là tâm quá khứ đã diệt, tâm hiện tại quay cuồng, tâm tương lai
chưa đến. Vậy lấy cái tâm nào để thấy?
Ngày xưa ngài Huệ Khả quỳ trước cửa chùa ba năm ròng rã để cầu
pháp với Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Thấy Huệ Khả có lòng, Tổ hỏi :
- Ông đến đây cầu gì?
Huệ Khả đáp :
- Con cầu pháp để tâm được
an.
Tổ hỏi :
- Ông đem tâm đến đây ta an
cho.
Huệ Khả tìm kiếm mãi mà không thấy được tâm vì tâm biến hiện
theo thời gian, không dừng trụ thì làm sao lấy ra được. Tâm là ý
niệm, là vọng tưởng nên thay đổi không ngừng. Mỗi sát na có tới
900 ý niệm tức là 900 cái tâm thì biết cái tâm nào mà lấy. Khi
chúng sinh dứt trừ hết vọng niệm thì chơn tâm hiện bày, Phật
tánh biểu lộ thì tự họ sẽ có an vui tự tại. Ngược lại, nếu tâm
mình chất đầy vọng tưởng, chạy theo tham đắm lợi danh mà về chùa
nhờ các sư cầu an thì làm sao mà an cho được. Một người ăn mặn
khát nước mà muốn người khác uống nước dùm thì làm sao hết khát
được. Muốn tâm an thì chính mình phải diệt trừ bớt vọng niệm, lo
tu tâm dưỡng tánh, biết sống tri túc thiểu dục thì tâm sẽ được
an. Kinh Lăng Nghiêm giúp chúng sinh loại trừ mọi tà kiến để có
cuộc sống thanh thản, an nhàn và tự tại.
Khi Phật nói tâm thấy là ý Ngài muốn dạy A Nan về bát thức tâm
vương trong duy thức luận. Đó là tám thức có công năng thù
thắng, cũng như ông vua có oai quyền thế lực, thống trị thiên hạ
nên gọi là “tâm vương”:
1) Nhãn thức: Cái biết của mắt, vì thức này nương Nhãn căn, khởi
ra tác dụng phân biệt về sắc trần.
2) Nhĩ thức: Cái biết của lỗ tai, vì thức này nương Nhĩ căn khởi
ra tác dụng phân biệt về thanh trần.
3) Tỷ thức: Cái biết của mũi, vì thức này nương tỷ căn khởi ra
tác dụng về hương trần.
4) Thiệt thức: Cái biết của lưỡi, vì thức này nương tựa Thiệt
căn khởi ra tác dụng phân biệt vị trần.
5) Thân thức: Cái biết của
thân, vì thức này nương Thân căn khởi ra tác dụng phân biệt xúc
trần. Trong tám thức tâm vương thì năm thức này ở bên ngoài và
trước, nên cũng gọi là “Tiền ngũ thức”.
6) Ý thức: Cái biết của ý,
nương tựa Ý căn khởi tác dụng phân biệt Pháp trần. Trong tám
thức duy có thức thứ sáu này rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết
vì con người có suy nghĩ làm việc lành, thức này đứng đầu; còn
tính toán tạo việc ác thì nó cũng hơn cả.
7) Mạt-na-thức: Thức này có công năng truyền các pháp hiện hành
vào Tàng thức và tổng đưa các pháp chủng tử khởi ra hiện hành.
8) A-lại-da thức: Thức này có công năng chứa đựng chủng tử của
các pháp
Dựa theo Duy Thức học, Tiền ngũ thức và nhãn thức tác động là
một. Khi tiền ngũ thức tiếp xúc với ngũ trần (sắc, thanh, hương,
vị, xúc) thì chỉ thông qua “hiện lượng”. Hiện lượng là sự lượng
biết còn trong đệ nhất sát na chớ chưa chuyển qua thành ý thức
phân biệt. Sự tiếp thu tiền cảnh của tiền ngũ thức cũng giống
như sự tiếp thu âm thanh và hình ảnh của một chiếc máy quay
phim. Hình ảnh, cảnh giới, âm thanh bên ngoài thế nào thì chiếc
máy ghi nhận y như vậy, không thêm không bớt. Cái thấu kính chỉ
cho hình ảnh, âm thanh, màu sắc bên ngoài xuyên vào, nhưng muốn
ghi lại những hiện tượng trên thì máy quay phim cần phải có
phim, có memory stick để lưu giữ. Do đó khi nói mắt thấy thật ra
mắt chỉ tiếp thu làm tỏ rõ các vật sắc cũng như cái thấu kính,
mà thấy biết cần phải có ý thức tâm vương cộng vào. Vì thế ông A
Nan cho rằng mắt thấy thì bị Phật quở là đúng rồi.
Một thí dụ khác là con mắt của con người ví như bóng đèn điện,
còn cái thấy của họ giống như dòng điện. Khi bóng đèn hư ví như
người mù thì đèn không cháy, chớ không phải dòng điện mất hay bị
cúp điện. Đến khi thay bóng mới ví như người mù được sáng mắt
thì đèn cháy trở lại. Dù bóng đèn hư hay mới thì dòng điện lúc
nào cũng có trong dây điện. Tánh thấy cũng vậy, cho dù con người
có mắt hay bị mù thì tánh thấy lúc nào cũng ở với họ. Chỉ khác
là sáng mắt thì thấy màu sắc huy hoàng, còn mù thì chỉ thấy toàn
màu đen.
Do đó cái thấy của mắt chỉ là hiện lượng cho nên con mắt là
phương tiện tỏ rõ sự vật, mà “tánh thấy biết” mới là bản tâm của
chính mình.
|
|