KINH THỦ
LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI
Vô thượng thậm thâm vi diệu
pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
*******
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu
MỤC LỤC
Lời Nói
Đầu 8
Phần Giới
Thiệu 12
Chương
Thứ Nhất
* Đề Mục Kinh 33
* Nhân Duyên Và Thời Điểm Phật Nói
* Kinh Thủ Lăng Nghiêm 60
* Phần Chánh Tông 82
Chương
Thứ Hai
* Bảy Đoạn Phật Hỏi Về Tâm 94
Chương
Thứ Ba
* Chỉ Rõ Tánh Thấy 129
* Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Nhất 156
* Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Hai 161
* Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Ba 185
* A Nan đã hiểu Được Chơn Tâm Nhưng Chưa Dám Nhận 198
* Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Năm 206
* Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Tư 203
Chương
Thứ Tư
* A Nan Nghi
“Chơn Tâm” Đồng Với Thuyết Tự Nhiên Của Ngoại Đạo 233
Chương
Thứ Năm
* Do Nhận Thức Sai Lầm Khiến Cho Con Người Bỏ Mất Bản Tâm Thanh
Tịnh, Bản Giác Thường Trú Của Mình 247
* Tánh Thấy Ngoài Hai Nghĩa Hòa Hợp Và Không Hòa Hợp 263
Chương
Thứ Sáu
* Bốn Khoa Bảy Đại Vốn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng
269
* Ngũ Uẩn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng 283
* Sáu Nhập Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng 312
* Mười Hai Xứ Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng 335
* Bảy Đại Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng 384
* Giác Ngộ Và Phát Nguyện 429
Chương
Thứ Bảy
* Phật Thuyết Minh Tánh Của Các Đại Vốn Không Ngăn Ngại Gì Nhau
Nhằm Khai Thị Chơn Lý “Sắc Không, Không Sắc” 535
* Phật Khai Thị Nguồn Gốc Duyên Khởi Của Hiện Tượng Vật Chất 454
* Phật Dạy Rõ Về 3 Tướng Tương Tục :
v Thế Giới Tương Tục 458
v Chúng Sinh Tương Tục 462
v Nghiệp Quả Tương Tục 467
* Giác Không Sinh Mê 469
Khai Thị Năm Thứ Ô Trược 571
* Chỉ Rõ Chỗ Hư Vọng Của Sáu Căn 546
* Phật Bảo Đánh Chuông Để Chứng Nghiệm Tánh Nghe Của Nhĩ Căn Là
Thường Còn 565
Chương
Thứ Tám
* Nương Chỗ
Ngộ Mà Viên Tu 574
* Chỉ Một Cái Khăn Mà Sáu Lần Cột Thành Sáu Gút. Mở Hết Sáu Gút
Một Cũng Không Còn 593
* Gạn Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông 605
Chương
Thứ Chín
* Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông 706
Chương
Thứ Mười
* Chương Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông 750
Chương
Thứ Mười Một
* Phật Bảo Văn Thù So Sánh Chọn Căn Ưu Việt Nhất 848
* So Sánh Sự Ưu Khuyết Của Sáu Trần, Năm Căn, Sáu Thức Và Bảy
Đại 864
HẾT QUYỂN SÁU DỰA THEO HÁN KINH
THỦ LĂNG NGHIÊM
Phần Giới
Thiệu Các Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới
Và Niềm
Tin Của Người Phật Tử
1. ĐẠO DO THÁI 903
2. ĐẠO THIÊN CHÚA GIÁO 905
3. ĐẠO TIN LÀNH 912
4. HỒI GIÁO 914
5. ĐẠO NHO (KHỔNG GIÁO) 925
6. ĐẠO LÃO 931
7. PHẬT GIÁO MẬT TÔNG 951
8. PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TÂY TẠNG 955
Niềm Tin Phật Giáo
9. Đạo Phật Dưới Ánh Mắt Của Người Phật Tử 846
10. Vài Nét Về Nội Tình Phật Giáo Việt Nam 861
Lời nói đầu
Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kinh Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa
liễu nghĩa và là tâm ẩn bí mật đại tổng trì môn của chư Phật Như
Lai, bao gồm toàn bộ hệ thống giáo lý nhân quả, mê ngộ, chơn
vọng, thánh phàm của tất cả đại tạng. Kinh soi chiếu rõ ràng
giúp chúng sinh thấy sự sai khác của chánh tà trong quá trình tu
chứng và tình trạng điên đảo của luân hồi cũng như thấu triệt cả
nguồn nhất tâm, bao gồm cả vạn pháp một cách rộng lớn và đầy đủ.
Học kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ giúp con người thấu rõ vị trí của
mình đối với quả vị Bồ Đề Niết Bàn vô thượng. Chính Đức Phật
Thích Ca sống bằng “Chơn tâm thường trú” và sinh hoạt trong “Thể
tánh tịnh minh” cái mà đã có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh
nhưng con người lại bỏ quên nó đi. Phật và chúng sinh thật ra
vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác
ngộ được thể tánh ấy. Ngược lại, chúng sinh vì mê lầm thể tánh
chơn tâm nên suốt đời sống trong điên đảo khổ đau và phải chịu
trầm luân trong biển sanh tử luân hồi. Vì thế chủ yếu của kinh
không ngoài mục đích xác định rằng còn phiền não khách trần là
còn điên đão khổ đau và phủi hết phiền não khách trần là có an
lạc Niết Bàn.
Kinh Lăng Nghiêm có thể giáo hóa, khiến cho “tình dữ vô tình,
đồng viên chủng trí” nghĩa là tất cả loài hữu tình và vô tình
đều có thể viên thành Phật đạo. Đối tượng cứu cánh của kinh là
“Chơn Tâm Thường Trú” và “Thể Tánh Tịnh Minh” trong khi công
dụng của kinh là hàng phục phiền não trần lao để trở về với tánh
giác diệu minh của chính mình. Nhưng mục đích tối hậu của kinh
vẫn là giải thoát giác ngộ đưa con người từ phàm phu đến địa vị
Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức là thành Phật. Tất cả Như
Lai trong mười phương có Bồ Đề Niết Bàn đều do thành tựu đại
định Thủ Lăng Nghiêm. Thủ Lăng Nghiêm đại định là định rất kiên
cố, vững chắc nhất để phát sinh vô lượng trí tuệ. Có cái định
này thì tâm lúc nào cũng “như như bất động, liễu liễu thường
minh” nghĩa là cho dù thế gian vũ trụ có biến đổi, hấp dẫn,
quyến rũ cách mấy thì tâm người có định này vẫn yên lặng, thanh
thản, không bị ngoại trần chi phối và họ lúc nào cũng sống với
tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu. Đó chính là “Kiến sắc phi
can sắc, Văn hương bất nhiễm hương” vậy. Định của Thủ Lăng
Nghiêm là “tự tánh bổn định” nên thường hằng, lúc nào cũng có.
Cái định này khác hẳn với định có xuất có nhập nghĩa là nhập thì
có định, xuất thì định mất cho nên định đó vẫn không thoát khỏi
luân hồi sinh diệt. Do đó, định Thủ Lăng nghiêm tức là thể nhập
Phật tri kiến, Như Lai Viên Giác Diệu Tâm. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
giúp chúng sinh có được tuệ giác mà phá trừ tất cả những dục
vọng, đánh tan phiền não khổ đau, tiêu trừ những vô minh đen tối
và sau cùng đạt đến cứu cánh tối thượng là chứng đắc Diệu Giác
Như Lai tức là thành Phật
Đặc biệt trong phần tu chứng viên thông của hai mươi lăm vị đại
đệ tử Phật, có hai chương rất quý báu giúp cho tất cả Phật tử
tùy theo sở ngộ của mình mà áp dụng thực hành để có giải thoát.
Chương Đại Thế Chí Niệm Phật viên thông rất sâu xa huyền diệu
giúp chúng sinh thấy thấu suốt, hiểu tận cùng rốt ráo pháp môn
niệm Phật để hạ thủ công phu. Sau đó kinh giới thiệu pháp môn
Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông tức là pháp tu “phản văn văn tự
tánh” nghĩa là xoay tánh nghe của mình vào trong mà lắng nghe
tiếng nói thanh tịnh của tâm mình để sống gần với chơn tánh của
chính mình thì sẽ có an lạc giải thoát ngay trong cõi đời này.
Vì thế tất cả mọi chúng sinh không phân biệt căn cơ mau chậm,
không phân biệt tuổi tác và hoàn cảnh, mọi người mọi giới và mọi
lúc đều có thể áp dụng tham học kinh này để lau sạch phiền não
khách trần mà sống với Chơn Tâm thường có và Thể Tánh thanh tịnh
sáng suốt của mình.
Vì sự thâm sâu huyền nghĩa của kinh, chúng tôi tha thiết kính
mong quý Phật tử tham khảo kinh rất nhiều lần để tự mình tìm ra
ánh sáng chân lý. Quý vị nghe, đọc mười lần thì thấu hiểu được
bốn năm chục phần trăm. Nghe, đọc trăm lần thì mới có thể lãnh
hội được ý nghĩa huyền diệu của kinh. Khi đã ngộ nhập kinh Lăng
Nghiêm, quý Phật tử sẽ không cầu chơn cũng không trừ vọng mà chỉ
sống “Như thị chân, như thị huyễn, như thị công đức” với tâm
nguyện hằng “phục vụ chúng sinh tức cúng dường chư Phật”.
Chúng tôi trí mỏng nghiệp dày nên trong bộ “kinh giải” này không
sao tránh khỏi những thiếu sót sai lầm, kính mong các bậc cao
minh hỷ xả chỉ giáo cho. Chân thành cảm tạ.
Viết tại Washington
Mùa Thu năm Canh Dần, 2010.
Nam Mô A Di Đà Phật
Lê Sỹ Minh Tùng
|
|