Ông A Nan nghe lời dạy bảo thâm thiết
của Phật, sung sướng rơi nước mắt, vòng tay mà bạch Phật rằng:
- Tuy con nghe được pháp âm vi diệu của Phật, ngộ được tâm vốn
thanh tịnh sáng suốt viên mãn thường trú. Nhưng con ngộ được
pháp âm thường trụ của Phật vừa dạy thì con cũng dùng tâm phan
duyên để nhận biết điều mong ước. Con dù có được tâm này cũng
chưa dám nhận là tâm tánh xưa nay hằng có. Cúi mong đức Phật
thương xót, tuyên dạy viên âm, nhổ sạch gốc nghi ngờ trong con
để con được quay về với đường vô thượng giác.Bottom
of Form
Ông A Nan đã dùng tâm phan duyên để nghe pháp cho nên tuy được
Như Lai khai ngộ chơn tâm rộng lớn sáng suốt nhiệm mầu làm cho
ông cảm động đến rơi nước mắt, nhưng đây chính là nhân nghe diệu
âm của Phật để duyên vào tâm mà ngộ chớ không phải chính do A
Nan thật chứng nên chính ông cũng chưa tin vào tâm mình để đạt
đến chỗ không còn nghi mới là thật chứng. Bởi vì một phút nghi
ngờ sinh ra biết bao mê muội cho nên ông A Nan mặc dù nghe pháp
mà chỉ nghe bằng tâm phan duyên cho dù đó là pháp âm Phật thì
chính ông cũng chưa lắng nghe được pháp tánh thanh tịnh bản
nhiên của vạn pháp vốn đã có sẳn trong tâm của tất cả chúng
sinh. Thí dụ như nghe có loại trà rất quý, nhưng phải tự mình
uống qua thì mới biết trà ấy hương vị thơm ngon đến mức nào.
Cũng như chúng sinh miệng thì nói ăn mà không ăn thì bao tử làm
sao no được.
Đức Phật bảo A Nan :
- Các ông vẫn còn dùng
tâm phan duyên để nghe pháp thì pháp đó chỉ là pháp tướng vương
víu tạm thời, chứ không phải là pháp tánh.
- Ví như có người lấy ngón tay chỉ mặt trăng, người trí nương
ngón tay để tìm thấy trăng, nhưng nếu cho ngón tay là trăng thì
không những bỏ mất mặt trăng mà cũng bỏ mất luôn cả ngón tay
nữa. Vì ngón tay mà đã tưởng là trăng thì cũng không biết thế
nào là sáng, thế nào là tối. Nay ông lấy sự phân biệt pháp âm
của tôi mà cho là tâm, thì lúc không có pháp âm, lẽ ra ông phải
còn phân biệt. Ví như người khách trọ ngủ trong lữ quán, tạm
nghĩ rồi đi, không dừng lại mãi, còn người chủ quán thì chẳng đi
đâu, nên gọi là chủ.
Sự phân biệt về âm thanh đã vậy thì sự phân biệt của sắc, hương,
vị, xúc cho đến các phi sắc, phi không của pháp trần cũng vậy.
Rời đối tượng phân biệt ra mà cái phân biệt của ông phải thường
còn thì đó mới thật là tâm tánh của ông. Trái lại, hễ đối tượng
không có, phân biệt cũng không còn, thế thì tâm tánh của ông có
chỗ trả về, như khách đến rồi đi, không còn là địa vị chủ quán
trọ nữa.
Nếu ông A Nan dùng tâm phân biệt mà tiếp nhận pháp âm Phật thì
cái tâm đó chắc chắn không phải là chơn tâm. Vì sao? Bởi vì một
khi pháp âm Phật không còn nữa thì cái tánh “thường trú’ cũng
tan biến theo. Tiền trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc lúc có
lúc không, nhưng cái tâm “vô phân biệt” của chúng sinh lúc nào
cũng thường trụ không chạy theo tiền trần. Con người nương theo
ngón tay để thấy ánh sáng huyền diệu của mặt trăng, cũng như ông
A Nan dùng nhĩ căn để nghe pháp âm Phật mà thấy được chơn tâm
của mình. Nhưng ngón tay không bao giờ là mặt trăng và tuy pháp
âm Phật có huyền diệu sâu xa thì pháp âm Phật vẫn không bao giờ
là chơn tâm của A Nan được.
Nếu dùng tâm phan duyên để
nghe pháp thì pháp này cũng thuộc về tâm sinh diệt sở duyên chớ
không đạt được pháp thể ly ngôn. Nếu lấy phân biệt pháp âm làm
tâm của A Nan thì tâm này lẽ ra khi lìa âm thanh thì phải có thể
cũng như lữ khách vào quán trọ nghĩ ngơi rồi ra đi còn người chủ
thì ở lại. Nếu sự phân biệt này đúng là chơn tâm của ông A Nan
thì nó phải thường trụ. Cớ sao khi âm thanh mất thì nó cũng biến
theo? Như thế chẳng những tâm ông A Nan là vô thể mà ngay cả sự
phân biệt về tướng mạo của ông A Nan nếu lìa sắc tướng cũng là
vô thể. Tiền trần tuy có muôn hình vạn tướng, có phát sinh thì
sẽ có chỗ trả về, nhưng tánh thấy, tánh nghe, tánh biết, tánh
ngửi, tánh nếm của con người sẽ không trả về đâu hết vì nó chính
là của chúng ta. Tiền trần đối tượng có sinh có diệt, có đến có
đi ví như người khách trọ trong lữ quán nên gọi là “khách trần”.
Bây giờ nếu tiền trần mất mà nhận thức chủ thể lúc nào cũng hiện
hữu thì đó mới chính là chơn tâm thường trú vậy.
Mặc dù tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh biết, tánh nếm là
hiện tượng biểu hiện của chơn tâm cũng ví như vành trăng chớ
chưa phải là chơn tâm. Chỉ khi nào chúng sinh nhận thức và thể
nhập vào bản thể bất biến của chơn tâm thì người ấy sẽ thấy được
toàn vẹn mặt trăng. Từng, giây, từng phút, từng sát na trong tâm
của chúng sinh hiện lên biết bao tâm niệm nào là vui, buồn, hờn,
giận, thương yêu, ganh ghét, đố kỵ…, nhưng nếu chúng ta chịu tư
duy quán chiếu một chút thì biết rằng tất cả những niệm thiện ác
tốt xấu kia đến rồi lại đi. Vậy tất cả chúng nó đều là ý niệm
phân biệt do tâm phan duyên với ngoại cảnh mà có. Còn cái tâm
lẳng lặng thường trú lúc nào cũng ở với chúng ta không bị chi
phối bởi sự thay đổi của thế giới bên ngoài thì đây mới là chơn
tâm vĩnh hằng thanh tịnh có sẳn trong tất cả mọi chúng sinh.
Ông A Nan thưa :
-
Bạch Thế Tôn! Nếu tâm tánh con có chỗ trả về, vậy cái chơn tâm
minh diệu Như Lai nói, vì sao lại không có chỗ trả về? Xin Phật
thương xót vì chúng con dạy bảo.
|
|